7 cách quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn cần biết

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn kiếm được 200 ngàn một ngày nhưng lại tiêu hết 250 ngàn. Thói quen chi tiêu “vung tay quá trán” khiến cho nhiều bạn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Cùng 8idea tìm hiểu 7 cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhé!


Thực tế cho thấy, có nhiều bạn trẻ có thu nhập rất cao nhưng vẫn rơi vào tình trạng “cháy túi” chỉ sau vài ngày nhận lương. Nguyên nhân chính là do họ chưa biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả, tiêu xài phung phí và không có tính toán. Vậy làm thế nào để có thể quản lý chi tiêu một cách hiệu quả nhất?

1. Hãy suy nghĩ kĩ trước khi chi tiền

Mình có thực sự cần tới món đồ đó hay không? Mua về để làm gì? Có cần thiết phải mua ngay hay không? Hãy hỏi những câu hỏi đó trước khi bạn mua và chắc chắn rằng việc mua nó không làm cho bạn “cháy túi”. Vậy nên, lời khuyên dành cho bạn: Đừng mua thứ mà mình muốn hãy mua thứ mà mình cần.
7-cach-quan-ly-chi-tieu-hieu-qua-ma-ban-can-biet-hinh-anh-1
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chi tiền

2. Dùng sổ tay để quản lý chi tiêu của mình

Hãy lập ra một cuốn sổ tay để quản lý chi tiêu của mình hiệu quả hơn. Trong cuốn sổ đó, bạn nên chia thành các cột dự kiến và thực tế chi tiêu. Chẳng hạn, lương tháng của bạn là 9 triệu VNĐ, hãy phân bổ số tiền này vào các mục cụ thể. Định kỳ hãy tổng hợp lại, xem tháng này bạn có bội chi quá 9 triệu VNĐ hay không? Và bạn có chi tiêu quá tay vào những mục nào không? Sau đó, bạn nên rút kinh nghiệm trong tháng tiếp theo để có thể quản lý chi tiêu hiệu quả.
Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng di động để kiểm soát ngân sách của chính mình hiệu quả hơn. Những ứng dụng này thì tiện lợi và dễ sử dụng nên bạn hoàn toàn yên tâm.

3. Ưu tiên chi trả các khoản chi phí cố định

Các khoản chi phí cố định có thể là tiền nợ ngân hàng, tiền thuế, tiền thuê nhà… bạn cần phải ưu tiên chi trả những khoản này trước. Có như vậy, bạn mới hạn chế tối đa được các khoản lãi vay, nợ phát sinh làm thâm hụt ngân sách trong tương lai.

4. Tiết kiệm thông minh

Người chi tiêu thông minh sẽ không chỉ tiêu tiền đúng cách mà còn biết lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai. Bạn nên để dành một khoản tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu, thất nghiệp, giáo dục, các kế hoạch trong tương lai và các tình huống khẩn cấp phát sinh.
7-cach-quan-ly-chi-tieu-hieu-qua-ma-ban-can-biet-hinh-anh-2
Hãy lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai
Để xây dựng một kế hoạch tiết kiệm thông minh, bạn cần phải xác định số tiền tiết kiệm là bao nhiêu, tiết kiệm đến thời gian nào và chia số tiền cần tiết kiệm thành từng khoản nhỏ mỗi tháng. Đồng thời, việc lựa chọn một ngân hàng có uy tín để gửi khoản tiền tiết kiệm và nhận lãi mỗi tháng cũng là điều bạn nên tính đến.

5. Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu

Để tránh thói quen “vung tay quá trán” trong chi tiêu. Bạn nên học cách lựa chọn những ưu tiên của mình. Hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất với bạn lúc này. Bằng cách đó, bạn sẽ kiểm soát tài chính một cách dễ dàng và thông minh hơn.

6. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Nếu như bạn không tin tưởng khả năng kiềm chế của bản thân trước cám dỗ, hãy cất và khóa thẻ tín dụng đi. Nhiều người sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ giúp bản thân chi tiêu không giới hạn. Nhưng họ lại không để ý tới số lãi phải trả cho tới khi nợ “ngập đầu”. Để tránh việc chi tiêu quá ngân sách, bạn cần kiềm chế ham muốn sử dụng nó.

7. Chi tiêu bằng lý trí chứ không bằng cảm xúc

Mua sắm là cách để giải tỏa căng thẳng khá tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn không kiềm chế tốt cảm xúc của mình, việc vung tay quá trán sẽ xảy ra và thậm chí khiến bạn hối hận. Những người chi tiêu thông minh sẽ chỉ mua sắm dựa trên các kế hoạch cụ thể và không để cảm xúc cá nhân chi phối hành vi mua sắm của mình.
Chi tiêu hợp lý cần một kế hoạch chi tiết, khoa học và được thực hiện nghiêm túc. Nếu nhận thấy mình vẫn chưa chi tiêu hợp lý, hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay để có một nguồn tài chính vững mạnh về sau bạn nhé!

7 lỗi thường gặp khiến bạn rơi vào áp lực công việc

Không phải do công việc khó mà chính 7 lỗi sau đây khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng và áp lực. Cùng 8idea tìm hiểu những lỗi đó là gì nhé!


1. Bạn “ôm đồm” nhiều việc cùng lúc

7-loi-thuong-gap-khien-ban-roi-vao-ap-luc-cong-viec-hinh-anh-1
Thói quen ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc khiến bạn rơi vào áp lực công việc
Tập trung quá nhiều việc cùng một lúc khiến bạn dễ rơi vào áp lực công việc. Điều này cũng làm cho tất cả mọi việc bạn làm đều ở mức “tầm thường”. Nếu cứ duy trì tình trạng này, sớm muộn gì bạn cũng bị dập tắt năng lượng và tinh thần làm việc của mình. Khi làm nhiều việc một lúc bạn sẽ bị giảm sự tập trung của mình. Hãy thử nghĩ bạn vừa làm báo cáo công việc, vừa nghe điện thoại chăm sóc khách hàng. Có thể bạn sẽ bị mất tập trung vào số liệu trên máy tính và khách hàng cũng không vừa ý khi bạn trả lời ngập ngừng. Hãy nhớ chỉ tập trung vào một việc duy nhất và hoàn thành chúng nhé!

2. Bạn tạo ra nhiều danh sách “các công việc phải làm”

Danh sách các việc cần làm rất hữu ích nhưng đừng để nó biến thành nỗi sợ của bạn. Danh sách quá dài khiến bạn “điên đầu” và kết quả là bạn khó hoàn thành hết được. Để khắc phục điều này khá dễ. Thay vì lên kế hoạch mọi thời điểm trong ngày một cách chi tiết, bạn chỉ cần viết ra những việc quan trọng nhất một cách bao quát. Khi đó, cơ hội thành công của bạn sẽ rất cao.
7-loi-thuong-gap-khien-ban-roi-vao-ap-luc-cong-viec-hinh-anh-2
Đừng để mình ngập trong đống danh sách các công việc cần làm

3. Bạn tin tưởng não bộ của mình có thể nhớ hết mọi thứ

Bạn đừng nghĩ não bộ của bạn có thể nhớ hết mọi thứ, về những việc bạn cần làm, việc bạn chưa làm và việc bạn sẽ làm. Tìm Việc Nhanh dám chắc chỉ mấy phút sau bạn sẽ để nó vào “dĩ vãng”. Cho nên, chuyện gì quan trọng, hãy viết lại vào cuốn sổ tay cá nhân của mình. Mỗi khi bạn mở sổ tay ra, bạn sẽ nhớ việc gì bạn chưa làm. Việc “ép” não bộ của bạn phải nhớ tất cả khiến bạn rơi vào áp lực và đương nhiên hiệu quả làm việc sẽ giảm.

4. Bạn quá quan tâm đến chiếc điện thoại

Thú thật đi, bất cứ khi nào nghe tiếng “ting” bạn đều chộp lấy điện thoại của mình và kiểm tra xem ai nhắn tin cho mình. Hành động này gần như là phản xạ đối với những “nô lệ công nghệ” ngày nay.
Thói quen kiểm tra điện thoại liên tục chỉ khiến bạn tốn thời gian. Thay vào đó, hãy cố định thời gian để kiểm tra email và thông báo của cấp trên.

5. Bạn có thói quen trì hoãn

Thói quen này rất “độc hại”, nó khiến bạn luôn rơi vào tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Điều này sẽ “giúp” bạn rơi vào áp lực công việc ngay lập tức và công việc của bạn không hiệu quả như mong đợi. Hãy tập thói quen làm ngay khi tiếp nhận việc nào đó.

6. Bạn ngại nói “không”

Đồng nghiệp ngồi bên cạnh nhờ bạn đi in bảng báo giá giúp cô ấy. Bạn đang làm báo cáo cho sếp nhưng vì không đành từ chối nên bạn giúp cô ấy. Kết quả là công việc bạn đang làm bị trì hoãn, sếp trách mắng bạn vì không hoàn thành báo cáo công việc đúng thời hạn. Tìm Việc Nhanh chắc rằng bạn đã từng gặp phải trường hợp này nhiều lần. Hãy tập nói “không” với họ. Đôi khi thẳng thừng từ chối không phải bạn nhỏ nhen ích kỷ, đó chính là sự thông minh quyết đoán giúp bạn tập trung làm việc hiệu quả hơn.
7-loi-thuong-gap-khien-ban-roi-vao-ap-luc-cong-viec-hinh-anh-3
Hãy học cách nói không

7. Bạn “siêu” tập trung và “dính chặt” nhiệm vụ của mình

Đôi khi sự tập trung quá mức cũng khiến bạn rơi vào áp lực công việc. Nếu bạn đang chú tâm thực hiện điều gì đó không được suôn sẻ, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hay hoàn thành công việc khác ít khó khăn hơn. Ngồi hàng giờ cố gắng chỉ khiến công việc kém năng suất, lãng phí thời gian và năng lượng. Thay vào đó, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sau đó mới tiếp tục quay trở lại công việc của mình.
Đừng để những chuyện “nhỏ như con thỏ” này khiến bạn rơi vào áp lực công việc nhé! Tìm Việc Nhanh tin rằng nếu bạn quyết tâm, bạn sẽ có thể “xóa sổ” hết những điều trên đây. Có như vậy, chuyện áp lực công việc sẽ không còn là nỗi sợ với bạn nữa.

6 bí quyết sử dụng mạng xã hội hiệu quả để phát triển sự nghiệp của mình

Bạn đã biết cách sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp của bản thân chưa? Theo kết quả của một khảo sát trên diện rộng, có trên 45% các nhà tuyển dụng sử dụng các trang mạng xã hội để tìm hiểu về “nhân sự tiềm năng” của mình. Mạng xã hội sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực nếu bạn biết cách sử dụng đúng cách. Hãy cùng 8idea tìm hiểu những bí quyết vàng giúp bạn phát triển sự nghiệp thông qua mạng xã hội nhé!

1. Chọn lựa mạng xã hội phù hợp

Bạn có thể chọn lựa Facebook hay Linkedln và các trang mạng xã hội khác để dựa vào các mối quan hệ giúp phát triển sự nghiệp của mình. Linkedln được các công ty tuyển dụng dùng để tìm kiếm nhân sự. Trong khi đó, Facebook được sử dụng như là một công cụ PR cá nhân tuyệt vời, nó còn giúp bạn tiếp cận và gửi thông tin đến những người cách xa bạn về khoảng cách địa lý.

2. Đừng chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng xã hội

6-bi-quyet-su-dung-mang-xa-hoi-hieu-qua-de-phat-trien-su-nghiep-cua-minh-hinh-anh-1
Đừng chia sẻ quá nhiều thứ trên mạng xã hội
Hãy nhớ rằng, có thể một ngày đồng nghiệp hoặc khách hàng của bạn sẽ lướt qua trang cá nhân và đọc được những thông tin bạn đăng tải. Do đó, hãy nghĩ hai lần trước khi đăng những thông tin liên quan đến quan điểm cá nhân hay đơn giản là những câu nói đùa. Nó có thể hoàn toàn thích hợp với những người bạn, nhưng có thể gây những khó chịu hoặc xúc phạm, hoặc thể hiện sự không chuyên nghiệp đối với khách hàng của bạn.

3. Hạn chế chia sẻ những thông tin nhạy cảm

Không nên dùng những từ ngữ, hình ảnh tiêu cực trên mạng xã hội. Khi muốn đăng tải bất cứ gì, hãy bỏ qua những từ ngữ, hình ảnh phản cảm hay những vấn đề “nhạy cảm” về chính trị. Hãy gỡ bỏ những thông tin này, bởi nó có thể gây bất lợi cho bản thân bạn về góc độ cạnh tranh khi nhà tuyển dụng vô tình lướt qua trang cá nhân của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.

 4. Dùng mạng xã hội để kết nối với mọi người

Mạng xã hội sẽ giúp xóa đi khoảng cách địa lý. Bạn có thể kết nối với mọi người ở những nơi rất xa, từ đó giúp bạn xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng lớn để phát triển sự nghiệp của mình.
6-bi-quyet-su-dung-mang-xa-hoi-hieu-qua-de-phat-trien-su-nghiep-cua-minh-hinh-anh-2
Mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với mọi người
Thêm nữa, bạn có thể theo dõi và kết nối được với nhiều người thông qua mạng xã hội. Sếp, những nhà tuyển dụng tiềm năng, những người thành công… là những người bạn nên theo dõi để có thể có những thông tin bổ ích và bài học thành công cho chính mình. Từ việc kết nối đó, bạn sẽ có khả năng mở rộng mối quan hệ của mình và tạo dựng thêm các mối quan hệ “mở đường” cho sự nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, cũng đừng quá chìm đắm trong không gian ảo. Hãy bước ra ngoài và thực hiện những cuộc nói chuyện “thực” với bạn bè, đồng nghiệp, ba mẹ nhé!

6. Tạo “sắc màu” riêng

Mạng xã hội là nơi bạn có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và cũng là nơi bạn thể hiện cá tính, đam mê và quan điểm cá nhân của mình.
Nếu bạn có khả năng viết lách hay đánh giá nhận định về ngành nghề bạn hiểu thì không có lý do gì mà không sử dụng mạng xã hội để tạo “màu sắc” riêng. Những bài viết này sẽ giúp bạn có thể tương tác với những người cùng quan tâm đến chủ đề đó. Và bạn cũng sẽ bất ngờ là bạn sẽ học được nhiều hơn từ những ý kiến tương tác đó. Ngoài ra, nếu bạn đam mê hội họa cũng có thể đăng tải những bức tranh của mình lên mạng xã hội, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu bạn muốn xin vào những vị trí cần thiết kế, sáng tạo. Chúng sẽ như một bản CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt hơn.

6. Bật chế độ cài đặt riêng tư

Mối quan hệ mà mạng xã hội đem lại rất lớn. Tuy nhiên, sẽ có những lúc bạn không muốn “những kẻ không mời” theo dõi mình. Sếp hay đồng nghiệp khó ưa, mách lẻo bên cạnh bạn.. là những người mà bạn không muốn tương tác. Cách tốt nhất bạn nên cài đặt chế độ riêng tư để tránh những phiền toái không đáng có mà vẫn bảo đảm được không gian riêng.
Ngoài ra, với những hình ảnh, những câu status thể hiện suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, bạn cũng có thể hạn chế người xem trong phần cài đặt.

Những email khiến nhà tuyển dụng loại thẳng tay

Nhà tuyển dụng thường hay yêu cầu email xin việc để chọn lọc ứng viên trước khi phỏng vấn. Trước khi đọc qua CV của bạn, nội dung thư xin việc là thứ gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Để qua được vòng này, bạn cần thực sự nghiêm túc và đầu tư. Nhiều ứng viên đã sơ ý quên đi bước này, vô tình làm cho nhà tuyển dụng loại hồ sơ xin việc của bạn. Dưới đây là một số lý do, bạn cần nên chú ý khi viết email xin việc nếu không muốn email của mình bị nhà tuyển dụng loại.


Cẩn thận với tên email của bạn

nguoitinhmuadong@…, traitimbenle@…, maiyeuanh@… Là những email khiến nhà tuyển dụng “nổi da gà” khi đọc. Chúng gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không lịch sự, không nghiêm túc và không tôn trọng họ. Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ mở hồ sơ của bạn để xem trình độ, kinh nghiệm của bạn có phù hợp với công việc hay không.
Thay vào đó, hãy sử dụng những email theo tên của bạn như: nguyenvana@…, nguyenducb@… Để thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của mình.

Lưu ý tiêu đề email

Tiêu đề: “Fwd: …”, ” xin viec”, ” xin chao”, “CV”, (no subject), “ứng tuyển làm thêm”.
Bạn nghĩ sao về những tiêu đề trên? Viết tiêu đề với những thông tin thiếu, hay không phù hợp với mục đích và vị trí bạn ứng tuyển là điều “tối kỵ”. Hằng ngày nhà tuyển dụng nhận hàng trăm đến ngàn thư xin việc gửi về.  Không ai đủ thời gian hay kiên nhẫn để mở  mail từ những tiêu đề “trống rỗng” như thế.
nhung-email-khien-nha-tuyen-dung-loai-thang-tay-hinh-anh-1
Hạn chế những emai không có chủ đề hay thiếu nghiêm túc
Hãy để Nhà tuyển dụng biết rõ mục đích email của bạn ngay lúc mở mail. Tiêu đề cụ thể” Đơn xin ứng cử cho vị trí……” là lựa chọn sáng suốt để được xem xét ngay thông tin của bạn. Hãy để ý đến tiêu đề email nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng loại bạn.

Tập tin đính kèm

Rất nhiều ứng viên bất cẩn đến nỗi quên đính kèm hồ sơ xin việc. Hay gửi một tập tin đính kèm định dạng không phố biến, tập tin yêu cầu mật khẩu… Những lỗi đó khiến nhà tuyển dụng loại thẳng tay email của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là nên gửi những file có định dạng chung để dễ mở ở tất cả máy tính. Ưu tiên giảm dần theo PDF, Doc, nếu có nhiều file thì dùng Zip… nhưng tốt nhất là nên tổng hợp lại thành một tập tin để đỡ mất thời gian của nhà tuyển dụng xem xét.

Nội dung gửi nghiêm túc

Những nội dung như “Chào anh. Anh vui lòng xem tập tin đính kèm đầy đủ”, “Hi anh, Em đi lang thang và thấy tin tuyển dụng nên e nộp thử”… Là những email khiến nhà tuyển dụng không đọc tiếp đến câu thứ hai. Hãy đầu tư thời gian, công sức soạn một email thực sự nghiêm túc cho riêng mình. Nếu bạn viết một email xin việc một cách qua loa, hời hợt, thiếu sự đầu tư thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn thiếu nghiêm túc, qua loa, bất cẩn và không muốn hợp tác với bạn. Một gợi ý dành cho bạn: nếu không xác định rõ tên, giới tính chính xác của người phụ trách nhận hồ sơ, hãy ghi thông tin chung chung như ” Kính gửi công ty nhân sự” là hợp lý.
nhung-email-khien-nha-tuyen-dung-loai-thang-tay-hinh-anh
Hãy lưu ý trước khi gửi email nếu không muốn nhà tuyển dụng loại bạn

Phần thông tin liên hệ

Rất nhiều bạn chủ quan nghĩ thông tin liên hệ đã có sẵn đầy đủ trong hồ sơ đính kèm nên không cần liệt kê lại trong mail. Điều này không đến mức khiến nhà tuyển dụng “dị ứng” nhưng khiến họ đánh giá không cao khả năng tận dụng cơ hội của bạn.
Việc điền thông tin liên lạc vào email xin việc đảm bảo bạn có thể tạo mối liên hệ hai chiều với nhà tuyển dụng, ngay cả khi họ đã đọc file đính kèm của bạn, nhưng có ít thời gian mất công mở file để tìm lại thông tin của bạn.

Ảnh đại diện

Có thể bạn không tin, nhưng vẫn có nhiều ứng viên sử dụng hình ảnh thiếu chuyên nghiệp khi gửi ảnh đính kèm hồ sơ. Ứng tuyển vào vị trí nhân viên văn phòng, bạn không thể chọn hình ảnh đại diện đang mặc áo thun không cổ hay áo cộc tay. Hãy chú ý hơn đến trang phục trong bức ảnh bạn đang sử dụng để gửi email xin việc. Chụp ảnh đại diện với áo sơ mi sẽ tốt hơn với đại đa số tình huống.
Và, đừng quên gửi nụ cười thật tươi trong ảnh. Giữa hàng ngàn hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng nhìn thấy một ứng viên tươi trẻ, vui vẻ, chắc chắn sẽ tăng thêm hứng khởi khi xem xét hồ sơ của bạn.

 Chú ý ngôn ngữ viết trong email

Ngôn ngữ viết trong mail cũng đóng góp rất quan trọng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngôn ngữ sử dụng cũng không nên mang tính quá tiêu cực, vô vọng như ” đây là bộ hồ sơ thứ n của tôi gửi đi rồi” . Hay những câu mang tính cao ngạo, thách thức như ” tôi là một ứng viên đầy năng lực mà bất kỳ công ty nào cũng thèm khát”
Ngoài ra, việc không đọc và kiểm tra thư trước khi gửi là sai lầm khá nghiêm trọng của ứng viên. Hãy cẩn thận với lỗi ngữ pháp, chính tả nếu bạn muốn nhà tuyển dụng coi mình như một ứng viên chuyên nghiệp. Hãy đọc kỹ email xin việc hoặc nhờ ai đó xem lại trước khi bấm nút “gửi”. Nếu không email của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng loại nhanh chóng vì những lỗi cơ bản ấy.

Làm gì khi nhà tuyển dụng không hồi âm sau khi buổi phỏng vấn kết thúc?

Đứng trước khả năng có thể bị loại khỏi vị trí ứng tuyển. Nhiều người không khỏi lo lắng. Sự “bặt vô âm tín” của nhà tuyển dụng khiến bạn như dính vào mớ bòng bong. Bạn phải làm gì đây?

Bạn đã trải qua cuộc phỏng vấn xin việc khá tốt, bạn tự tin vào khả năng của bản thân. Bạn về nhà với tâm trạng vô cùng háo hức và đợi kết quả phỏng vấn chính thức từ nhà tuyển dụng. Nhưng đã nhiều ngày trôi qua, vẫn chưa có thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng. Bạn nên làm gì đây khi chờ mãi mà nhà tuyển dụng không hồi âm?

Hãy rà soát lại buổi phỏng vấn của mình

Để tìm ra lý do khiến nhà tuyển dụng “im hơi lặng tiếng” sau buổi phỏng vấn, bạn nên tự đặt câu hỏi cho mình: Liệu bạn có là ứng viên tài năng cho vị trí này? Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá một số khía cạnh khác liên quan đến buổi phỏng vấn như cách ứng xử, trang phục, những câu trả lời của bạn có đúng trọng tâm không…
lam-gi-khi-nha-tuyen-dung-khong-hoi-am-sau-khi-buoi-phong-van-ket-thuc-hinh-anh-2
Bạn nên rà soát buổi phỏng vấn của mình
Hãy nhớ rằng dù câu trả lời của bạn có vẻ ổn với nhà tuyển dụng, nhưng nếu bạn mắc một trong số những lỗi này thì bạn vẫn sẽ bị “loại khỏi cuộc chơi”.

Bạn nên phản hồi ngược khi nhà tuyển dụng không hồi âm

Sự im lặng của nhà tuyển dụng bắt nguồn từ nhiều lý do. Có thể do nhà tuyển dụng “quên” mất bạn vì có quá nhiều người tham gia phỏng vấn vào vị trí đó, họ bị quá tải, không có người trả lời kết quả cho bạn… Vì thế, trong trường hợp họ không có phản hồi gì, bạn có thể liên lạc với bộ phận tuyển dụng của công ty để hỏi về kết quả phỏng vấn của mình. Theo một chuyên gia phụ trách quản lý nhân sự của một tổ chức cung ứng lao động tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh:“Một số ứng viên có thể nghĩ rằng, việc gọi điện thoại cho nhà tuyển dụng sẽ khiến người ta nghĩ rằng bạn đang rất cần việc làm và như thế là quá đề cao họ, nhưng trong thực tế, việc làm đó lại chứng tỏ rằng bạn là người nghiêm túc và thực sự quan tâm đến công việc đó”.
lam-gi-khi-nha-tuyen-dung-khong-hoi-am-sau-khi-buoi-phong-van-ket-thuc-hinh-anh-2
Nếu chờ quá lâu mà nhà tuyển dụng không hồi âm hãy gọi điện thoại cho họ
Vậy làm cách nào để gọi điện thoại tới nhà tuyển dụng gây ấn tượng nhất. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ một kịch bản cho mình. Nên tập đi tập lại nhiều lần đến khi tự nhiên nhất.
Hoặc bạn có thể gửi một email cảm ơn và trình bày thêm những nội dung mà bạn chưa nói đến trong buổi phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng vẫn không phản hồi sau email đầu tiên, bạn có thể gửi lại. Nếu bạn vẫn không nhận được phản hồi, hãy bỏ qua vị trí đó và tìm một cơ hội mới cho mình bạn nhé!

Ứng xử khi bị từ chối

Trong trường hợp xấu nhất, bạn bị loại ra khỏi danh sách của nhà tuyển dụng. Đừng vội buồn bã, mất hy vọng hay ghét nhà tuyển dụng. Bạn nên hỏi lý do mình bị loại, thiếu sót của bản thân trong quá trình phỏng vấn và tìm kiếm lời khuyên của nhà tuyển dụng… Đây là lúc nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn và biết đâu trong lần “tái ngộ” sau bạn sẽ có cơ may trúng tuyển vào công việc mình yêu thích.
Nếu bạn không được nhận cũng đừng quá buồn. Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra. Bạn chỉ cần đừng bỏ cuộc thì sẽ luôn có cơ hội dành cho bạn. Chúc bạn thành công.

Chọn việc khi ra trường – Nhà nước hay tư nhân?

Trong bài viết này, 8idea sẽ giúp bạn phân định rõ những ưu nhược điểm giữa hai hình thức làm việc Nhà nước và tư nhân. Hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng cho tương lai của mình.

“Làm việc Nhà nước – Công việc ổn định nhưng lương lại bèo”

Ưu điểm
– Thời gian làm việc cố định từ 7h sáng đến 5h chiều, rất hiếm khi phải tăng ca hay làm thêm giờ. Do đó, bạn sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc cho gia đình hoặc dành thời gian riêng cho bản thân.
– Công việc mang chuyên môn hóa cao và  quy tắc rõ ràng, ít khi xảy ra rủi ro. Nếu bạn được hướng dẫn cụ thể, bạn chỉ cần mất từ 1 – 2 tháng đã có thể thạo việc và hoàn thành công việc một cách dễ dàng.
– Cơ quan Nhà nước đánh giá năng lực qua bằng cấp và thâm niên làm việc. Chỉ cần làm từ 3 – 5 năm bạn sẽ được xem xét lên chức và tăng lương 2 – 3 năm một lần.
– Môi trường làm việc của cơ quan Nhà nước khá yên tĩnh, không có tính cạnh tranh cao, không gây ra nhiều áp lực cho người lao động.
– Lương hưu cũng là một điểm cộng với hình thức làm việc này. Khi qua tuổi lao động, những cán bộ, công chức, viên chức đều có thể dựa vào lương hưu để sống mà không cần lo về vấn đề không có tích lũy cuối đời.
Nhược điểm
– Hình thức tuyển công chức hiện nay là thi tuyển, tuy nhiên, ở một số khu vực, để có được vị trí làm việc tại cơ quan Nhà nước cần phải có sự quen biết và điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, không phải lúc nào cơ quan Nhà nước cũng đăng tuyển nên đòi hỏi các ứng viên phải có tính kiên nhẫn chờ đợi cơ hội việc làm.
–  Lương cơ bản đối với công chức Nhà nước khá thấp vào khoảng 1.210.000 ngàn đồng nhân với hệ số lương (Bậc 1: Đại học 2,34; Cao đẳng 2,1; Trung cấp 1,86. Hệ số tăng mỗi bậc: Đại học: 0,33; Cao đẳng: 0,31; Trung cấp: 0,2 )
– Công việc mang tính lặp lại dễ gây cảm giác nhàm chán và không có động lực.
– Quan hệ với đồng nghiệp trong cơ quan là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để có thể làm việc thoải mái, yêu cầu bạn phải biết khôn khéo trong giao tiếp công việc cũng như kín tiếng trong các mối quan hệ cá nhân bên ngoài.
Nếu là một con người không thích cạnh tranh, không thích áp lực. Làm việc tại cơ quan Nhà nước là một sự lựa chọn an toàn hợp lý. Chỉ cần biết tiết kiệm chi tiêu, bạn hoàn toàn có thể sống nhẹ nhàng thoải mái và có nhiều thời gian cho các mối quan hệ của mình như gia đình, bạn bè,…
Doanh nghiệp tư nhân cũng là môi trường tuyệt vời cho những người nhiệt huyết và thích cạnh tranh

“Làm việc tư nhân – Lương cao nhưng áp lực cũng không nhỏ”

Ưu điểm
– Lương trả theo năng lực. Chỉ cần bạn chứng tỏ được năng lực của bản thân, bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương tương xứng.
– Công việc đa dạng, mang tính thách thức và có thể luân chuyển dựa vào khả năng. Người lao động có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc đồng thời tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh cho chính mình.
– Đánh giá năng lực ứng viên không qua bằng cấp mà qua năng lực thực tế. Nếu bạn có khả năng, bạn hoàn toàn có thể đề nghị tăng lương, thăng chức vượt cấp bất cứ lúc nào.
– Khi làm việc tư nhân, mạng lưới mối quan hệ là ưu tiên hàng đầu bởi càng có nhiều mối quan hệ bạn càng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của mình.
– Công việc và đời sống cá nhân phân biệt khá rạch ròi khi bạn làm tư nhân. Sau khi kết thúc thời gian làm việc, thời gian còn lại là thời gian riêng tư của bạn. Rất ít người sẽ quan tâm hay soi mói vào các quan hệ cá nhân của bạn. Bạn sẽ cảm thấy tự do và thoải mái hơn, không cần kiêng dè hay lo sợ bị người khác để ý.
Nhược điểm
– Công ty tư nhân trả lương theo năng lực, những nhân viên không có khả năng sẽ dễ dàng bị “hết hạn hợp đồng” hoặc không có cơ hội tăng lương hay thăng chức dù đã làm một thời gian dài.
–  Thời gian làm việc ở các công ty tư nhân thường không cố định, rất hay xảy ra tình trạng phải tăng ca hay làm thêm giờ. Công việc hầu như không bao giờ hết nên đòi hỏi người lao động cần có kỹ năng quản lý thời gian.
– Tính cạnh tranh trong công việc khi làm tư nhân rất cao, đào thải nhanh và thay thế liên tục. Chính vì vậy, người lao động cần liên tục nâng cao kiến thức và năng lực của bản thân để có thể giữ vững vị trí của mình.
– Người làm việc tư nhân sẽ không có lương hưu, vì vậy, người làm việc ở các công ty tư nhân cần biết tích lũy cho mình một khoản dự phòng khi về già.
Môi trường làm việc tư nhân vô cùng thích hợp với những bạn trẻ năng động, thích mạo hiểm, có năng lực và muốn chứng tỏ bản thân. Nếu bạn muốn khởi nghiệp thì công ty tư nhân vô cùng thích hợp để bạn tích lũy kinh nghiệm quản lý cho sau này.  
Trong quá trình chọn nơi làm việc cho mình, Thảo không cần phải quá lo lắng hay quá phụ thuộc vào ý kiến gia đình, bạn hoàn toàn có thể làm thử cả hai xem đâu là môi trường thích hợp cho mình. Bạn còn trẻ và còn cơ hội làm lại. Hãy làm việc theo chính đam mê và sở thích bạn sẽ tìm thấy lối đi chính xác. Khi ra quyết định, ý kiến tham khảo là cần thiết, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nên dựa vào thế mạnh và điểm yếu của mình để lựa chọn chính xác. Người hiểu bạn nhất không ai khác chính là bạn.
Chúc bạn có thể tìm kiếm được một con đường đúng cho mình. 8idea kính chào.

4 kỹ năng mềm mà bất cứ dân văn phòng nào cũng phải có

Cuộc khảo sát vào năm 2008 tại hơn 2000 doanh nghiệp thuộc tiểu bang Washington (Mỹ) cho thấy kỹ năng mềm chiếm 60% quyết định đến sự thành công của bạn trong công việc. Như vậy, kỹ năng mềm rất cần thiết và thực sự quan trọng.

Bên cạnh năng lực làm việc của bản thân thì kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng giúp dân công sở có thể thành công. Tuy nhiên, trong vô vàn các kỹ năng thiết yếu ở môi trường công sở, thì những kỹ năng nào giữ vai trò chủ chốt mà bạn cần chuẩn bị cho mình. Hãy cùng 8idea tìm hiểu nhé!

Kỹ năng làm việc nhóm

Đây chính là một trong những kỹ năng mềm cần thiết mà dân công sở phải có. Chính vì thế, dân công sở cần rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.
4-ky-nang-mem-ma-bat-cu-dan-van-phong-nao-cung-phai-co-hinh-anh-1
Đây là kỹ năng mềm mà bất cứ dân văn phòng nào cũng cần phải có
Công ty là một tập thể, để cho tập thể phát triển vững mạnh thì không thể thiếu sự đồng lòng của các nhân viên. Rất nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, nếu những thành viên trong công ty cùng chung sức, hợp tác làm việc thì hiệu quả công việc sẽ cao và tránh lãng phí thời gian. Muốn làm được điều đó bắt buộc chúng ta phải đoàn kết, học hỏi, tôn trọng lẫn nhau.

Kỹ năng quản lý thời gian

4-ky-nang-mem-ma-bat-cu-dan-van-phong-nao-cung-phai-co-hinh-anh-2
Quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn hoàn thành được nhiều công việc hơn
Mỗi ngày đi làm, bạn đều sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ. Nếu quản lý thời gian không tốt, bạn sẽ bị “đè bẹp” trong đống công việc “khổng lồ”. Hậu quả sẽ dẫn đến stress, khả năng làm việc kém, không hứng thú với công việc nữa. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên xây dựng một thời gian biểu, một lịch trình cụ thể để có thể tránh những sai sót không đáng có và cũng giúp bạn quản lý, kiểm soát thời gian một cách tốt nhất. Nếu chúng ta thường xuyên “ép” mình vào khuôn khổ thì 8 tiếng nơi công sở sẽ không còn là nỗi ám ảnh với bạn nữa.

 Kỹ năng giao tiếp

4-ky-nang-mem-ma-bat-cu-dan-van-phong-nao-cung-phai-co-hinh-anh-2
Kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp ích trong công việc mà còn trong đời sống hàng ngày
Kỹ năng mềm này không dạy bạn trở thành nhà hùng biện xuất sắc. Kỹ năng giao tiếp thể hiện ở sự lưu loát trong lời nói, cũng như những cử chỉ, hành động giúp bạn có khả năng thuyết phục người đối diện. Vậy, yếu tố nào giúp cuộc giao tiếp trở nên thuyết phục? Đó chính là sự tự tin của bạn. Muốn giao tiếp giỏi, trước hết bạn cần biết lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác sau đó trình bày quan điểm của mình một cách khéo léo, có tư duy logic. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chuyên nghiệp như các diễn giả, đơn giản chỉ là bạn biết cách nói chuyện sao cho phù hợp trong mọi tình huống.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Khả năng thuyết phục, thương lượng và giải quyết mâu thuẫn là điều quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Khi có thể giải quyết các mâu thuẫn đồng nghĩa với việc bạn đang rèn luyện dần tố chất quản lý, giúp dung hòa các mối quan hệ với đồng nghiệp và với sếp. Điều này góp phần không nhỏ vào thành công sau này của bạn.
Để rèn luyện kỹ năng mềm bạn có thể tham gia vào các khóa học đào tạo ở một số trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Những khóa học đó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng mềm để có thể làm việc hiệu quả hơn trong môi trường công sở. Mong rằng với những kĩ năng mềm trên bạn sẽ giải quyết các công việc văn phòng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Đây sẽ là bí quyết bỏ túi cực quý giá dành cho nhân viên văn phòng giải quyết vấn đề trong mọi tình huống. Chúc bạn thành công!

Giáng Sinh an lành ! Merry Christmas !!!


Có nên nói dối về kinh nghiệm làm việc khi đi phỏng vấn?

Có nên nói dối về kinh nghiệm làm việc? Đây là một câu hỏi khó với hầu hết những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc bao giờ. Cùng 8idea giải đáp nhé!


Để có thể xin được một công việc mong muốn, nhiều ứng viên không ngần ngại nói dối trong hồ sơ xin việc của mình. Mức độ nói dối rất đa dạng, từ những chi tiết nhỏ như sở thích, tính cách đến những điều lớn hơn như kinh nghiệm làm việc, bằng cấp… Bạn nghĩ rằng sẽ qua mặt được nhà tuyển dụng? Đừng đánh giá thấp họ như thế.
Đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng
Những gì bạn nói trong hồ sơ xin việc là tất cả những gì họ biết về bạn. Đừng nghĩ rằng mình có thể “qua mặt” nhà tuyển dụng bằng những kinh nghiệm “khủng” trong hồ sơ xin việc. Cũng không nên nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng “qua mặt” được họ bằng khả năng giao tiếp khôn khéo. Đừng quên nhà tuyển dụng đã từng tiếp xúc với rất nhiều ứng viên nên chuyện “lật tẩy” bạn không phải là chuyện khó đối với họ. Rất dễ nhận biết ứng viên nói dối bằng cách nhà tuyển dụng có thể nhìn ánh mắt, thái độ, ngôn ngữ cơ thể, hay những gì bạn nói có logic hay không?… cho nên, đừng nên nói dối với nhà tuyển dụng.

Hậu quả về sau khi bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc

Những lời nói dối hoa mỹ về kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ của bạn có thể giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng, nhưng đây không phải cách hay. Thử tưởng tượng như thế này nhé! Bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình trong CV và cũng rất “thuần thục” đến nỗi nhà tuyển dụng sẽ không nhận ra bạn nói dối. Bạn nhận được lời mời làm việc. Sếp nghĩ rằng bạn có kinh nghiệm làm việc nên không cử người hướng dẫn bạn. Kết quả bạn làm sai toàn bộ. Sếp sẽ biết bạn nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình. Hậu quả bạn sẽ bị “đá” ra khỏi công ty một cách nhục nhã, ê chề.
co-nen-noi-doi-ve-kinh-nghiem-lam-viec-khi-di-phong-van-hinh-anh-1
Hãy thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu bạn bị phát hiện nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình
Dù bạn có giỏi lấp liếm như thế nào để qua được vòng sơ tuyển với đại diện phòng Nhân sự, bạn sẽ không qua được “mắt thần” của giám sát/giám đốc trực tiếp làm việc với bạn, người có những mối quan hệ rộng rãi trong ngành cũng như có kiến thức rõ để kiểm tra kinh nghiệm của bạn.
Vậy thì, bạn chọn cách nào đây? Nói dối một cách thái quá trong CV để được chú ý – bất chấp hậu quả (nếu có) hãy trung thực với chính mình và nhà tuyển dụng – dù có thể những khả năng hiện tại của bạn không được nổi bật cho lắm?

Lời khuyên dành cho bạn

Đừng nói dối! Nhất là về kinh nghiệm làm việc của bạn. Tìm Việc Nhanh khuyên bạn khi nộp đơn vào bất cứ vị trí nào cần phải tìm hiểu kỹ. Bạn nên tìm hiểu về công ty kinh doanh gì, quy mô ra sao, công việc như thế nào… để có thể trả lời những câu hỏi khác của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn quan tâm đến thông tin công ty và nghiêm túc với công việc sắp ứng tuyển.
co-nen-noi-doi-ve-kinh-nghiem-lam-viec-khi-di-phong-van-hinh-anh-2
Đừng nói dối! Nhất là về kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn nên tìm kiếm công ty nào vừa sức với mình, không yêu cầu kinh nghiệm để nộp đơn. Như vậy, khả năng bạn được nhận sẽ cao hơn. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm làm việc bạn có thể chứng minh sự chăm chỉ, sẵn sàng học hỏi của mình. Như vậy, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn. Một người sẵn sàng nhìn nhận những thiếu sót của mình sẽ được nhà tuyển dụng thích thú. Đừng đánh mất cơ hội của mình bạn nhé! Chúc bạn thành công!