Làm sao để nhảy việc an toàn?

Hiện giờ, mình thật sự rất muốn tìm một công việc khác để làm, mình không muốn phải làm trong môi trường áp lực này nữa. Nhưng mình cũng lo sợ, nếu nhảy việc sang một công ty khác còn tệ hơn công ty hiện tại thì sẽ hối hận. Mong 8idea có thể tư vấn mình làm thế nào để có thể nhảy việc hiệu quả không?

Về vấn đề nhảy việc, không chỉ riêng mình bạn thắc mắc mà có rất nhiều bạn khác cũng đã gửi câu hỏi tương tự đến. Sau đây 8idea sẽ đưa ra những gọi ý giúp các bạn nhảy việc an toàn, hiệu quả mà không sợ hối hận.

Suy nghĩ kĩ xem bạn có chắc chắn muốn nhảy việc?

Bạn nên xem xét lại một lần nữa, lý do nào khiến bạn phải “dứt áo ra đi” với công ty hiện tại, liệu lý do đó có chính đáng và bạn sẽ không hối hận với quyết định này? Nếu đã chắc chắn nhảy việc, bạn nên lập cho mình một kế hoạch nhảy việc chi tiết để bắt đầu thực hiện.

Suy nghĩ kĩ xem bạn có chắc chắn muốn nhảy việc?

Có một kế hoạch rõ ràng

Để nhảy việc một cách an toàn bạn nên lập ra một chiến lược cụ thể, rõ ràng, bao gồm các vấn đề về nghiên cứu, năng lực và rèn luyện bản thân. Đầu tiên, bạn lên một danh sách những công việc, những công ty mà bạn muốn ứng tuyển, xác định mục tiêu thực sự của bản thân, bao gồm cả mức lương và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Phải thật kiên nhẫn để tìm kiếm công việc, muốn hoàn hảo thì phải kiên trì. Khi đã có một kế hoạch cụ thể, bạn cứ từng bước mà làm theo.

Kiểm tra lại năng lực của bản thân

Phải chắc chắn kiểm tra tất cả khả năng nghề nghiệp của bạn trước khi “nhảy việc”. Bạn có đủ kinh nghiệm cần thiết và năng lực để công ty mà bạn mong muốn xem bạn là một ứng viên hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện hay không? Nếu không, bạn cần tìm cách và rèn luyện bản thân để lấp chỗ trống những khả năng còn thiếu. Có nghĩa là bạn vừa phải làm công việc hiện tại vừa phải trau dồi cho bản thân nhiều kỹ năng còn thiết để nhảy việc đạt hiệu quả nhất.

Cập nhật CV

lam-sao-de-nhay-viec-an-toan-hinh-anh-2
Nên làm mới CV của bạn
Nếu bạn kịp trau dồi xong những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp còn thiếu thì việc tiếp theo bạn cần phải làm đó là làm mới CV của bạn. Cập nhật những điều có liên quan đến công việc mà bạn đang hướng đến. Phải làm thật tốt để CV của bạn nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác, giúp bạn nhảy việc thành công.
Trên đây là những gợi ý về cách giúp bạn nhảy việc an toàn, chúc bạn sớm tìm được công việc mới!

Là người hướng nội, em nên làm những công việc gì?

Tính cách của em khá hướng nội, nhạy cảm và dễ bị tác động nên em còn e dè trong giao tiếp lắm. Em muốn hỏi là với tính cách như thế, sau này ra trường nếu không theo được đúng ngành thì em nên làm những công việc gì ạ?
Nhà tâm lý Mari Olsen Laney, tác giả cuốn “Thuận lợi của những người hướng nội” cho biết việc bạn có tính cách hướng nội là do năng lượng. Người hướng nội sản sinh ra năng lượng trong suốt thời gian ngồi im lặng và suy ngẫm. Người hướng ngoại thì ngược lại, năng lượng được gia tăng khi họ bận rộn ở những nơi sôi động, có nhiều người xung quanh.
Tomas Chamorro Premuzic, giáo sư Đại học London cho rằng: “Hầu hết mọi người nằm ở khoảng giữa 2 thái cực này, tính cách này có thể có một phần tính cách khác”. Vì thế cho nên bạn không cần lo lắng quá về tương lai nghề nghiệp nếu bạn là một người hướng nội nhé.
la-nguoi-huong-noi-em-nen-lam-nhung-cong-viec-gi-hinh-anh-1
Người hướng nội sản sinh ra năng lượng trong suốt thời gian im lặng và suy ngẫm

Công việc phù hợp

Những người hướng ngoại thường là những người lãnh đạo tốt hơn những người khác. Albert Einstein từng nói: “Sự đơn điệu và cô đơn của một cuộc sống thầm lặng kích thích tư duy sáng tạo”. Vì vậy, nếu là người hướng nội, bạn rất có tố chất làm lãnh đạo hay làm những công việc liên quan đến sáng tạo.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng những người hướng nội trở nên quan trọng trong những công việc theo nhóm. Người hướng nội có sự tận tâm làm việc, mong muốn làm việc tốt, trở nên sáng tạo, giỏi giải quyết vấn đề và giỏi trong những việc đơn lẻ.

Tính cách hướng nội

Tazeen Ahmad, một người đã sử dụng sự hướng nội để trở nên vượt trội hơn trong lĩnh vực thông tin truyền thông nói rằng: “Bí mật để đến với thành công chính là khả năng hoà hợp với tính hướng nội. Điều đó có nghĩa bạn có thể làm nhiều việc hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, và dẫn bạn đến những ý kiến tuyệt vời hơn”.
Tazeen Ahmad hiện là phóng viên nước ngoài mạng lưới NBC của Mỹ, giành nhiều giải thưởng cho chương trình phóng sự điều tra của Channel 4 (Anh). Bạn cũng có thể trở thành những biên tập viên nếu bản thân thích viết lách, câu từ tốt, suy nghĩ có chiều sâu
Bill Gates, nhà đồng sáng lập của Microsoft, đã nói: “Nếu bạn thông minh, bạn có thể tìm hiểu những lợi ích của việc làm một người hướng nội”.

Lời khuyên

Những người hướng nội có thể cảm thấy bị kích thích quá mức trong các cuộc họp và trong các văn phòng, bởi bất cứ điều gì họ làm đều tiêu hao năng lượng. Những người hướng nội có thể cảm thấy khó suy nghĩ và họ chỉ để ý đến những lời phê bình.
Bạn cần phải phát triển các kỹ năng truyền đạt như những người hướng ngoại đang sở hữu. Bạn nên thử những cách thức trình bày không thành tiếng, như ghi chú hoặc đưa ra những tín hiệu không lời đến những người bạn đang giao tiếp.
la-nguoi-huong-noi-em-nen-lam-nhung-cong-viec-gi-hinh-anh-2
Bạn cần phải phát triển các kỹ năng truyền đạt
Trong công việc, bạn cần thời gian riêng tư để có thể phản hồi, nên nếu bạn đi làm, bạn hãy đến gặp sếp sau buổi họp và đề xuất sẽ gửi email những suy nghĩ, ý kiến về cuộc họp.
Người hướng nội có thể phát triển trong bất kỳ môi trường làm việc nào, tuy nhiên, chỉ khi bạn biết mình đang làm việc gì. Chỉ đưa ra các phản hồi từ những ý kiến tốt nhất của bạn, khi bạn làm việc tốt. Điều có khả năng nhất mà một người hướng nội có thể làm là kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, miễn là bạn có thể giao tiếp được với một người thì bạn có thể giao tiếp được với hàng ngàn người.
Mong rằng bạn sẽ cảm thấy hữu ích với những chia sẻ của 8idea nhé!

Công ty bắt làm ngày Chủ Nhật, lương tính như thế nào?

Làm việc Chủ Nhật có hợp pháp?

Điều 110 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”
Theo điều luật này cho thấy, nếu ngay từ đầu, công ty thỏa thuận với bạn về việc thay ngày nghỉ là Chủ Nhật thành một ngày nào khác trong tuần và có ghi vào hợp đồng cụ thể, thì việc làm trên là hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu Chủ Nhật được tính là ngày nghỉ và công ty yêu cầu nhân viên phải làm thêm giờ, trường hợp này chỉ hợp pháp khi được sự dồng ý của nhân viên. Bên cạnh đó, sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Nếu làm thêm ngày Chủ Nhật thì tính lương thế nào?

Mức lương được nâng cao trong thời gian làm thêm giờ
Điều 97 Bộ Luật lao động 2012 quy định về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
  1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:
  2. a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
  3. b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
  4. c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
  5. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  6. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Như vậy, người lao động khi làm việc vào ngày chủ nhật sẽ được tính lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 200%. Cụ thể:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x 200% x số giờ làm thêm
Ví dụ, lương hiện tại của em là 5 triệu đồng một tháng (tháng làm việc 26 ngày công), công ty yêu cầu làm thêm 8 tiếng vào ngày Chủ Nhật thì lương của em sẽ là:
Tiền lương làm thêm giờ = 500000026*8 x 200% x 8 = 384.615 (đồng)
Đây chính là công thức tính lương theo tiêu chuẩn của Bộ Luật Lao động Việt Nam năm 2012 đã ban hành. 8idea hi vọng, bạn Nhàn cảm thấy những thông tin trên là hữu ích và đưa ra được quyết định đúng đắn cho mình.

Mẹo tìm việc cho người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông?

Bạn đừng quá lo ngại việc bản thân chỉ có bằng tốt nghiệp THPT nên sợ nhà tuyển dụng không nhận. Thật ra trên các trang tuyển dụng hiện nay có rất nhiều đầu việc dành cho lao động phổ thông. Bạn có thể cân nhắc những công việc này, tham khảo mô tả công việc, mức lương, ngày giờ làm việc,…
Nếu bạn giỏi một kỹ năng hay từng làm công việc nào đó từ khi còn học phổ thông, hãy mạnh dạn ứng tuyển vào những ngành nghề liên quan. Đôi khi bằng cấp không quan trọng bằng việc có kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc.
meo-tim-viec-cho-nguoi-chi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-hinh-anh-1
Đôi khi bằng cấp không quan trọng bằng việc có kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc
8idea giới thiệu cho bạn vài mẹo tìm việc hiệu quả để bạn tự tin hơn khi tìm việc làm nhé.

Lạc quan và kiên nhẫn

Trước hết, bạn cần giữ cho mình sự kiên nhẫn và lạc quan. Hãy lập một danh sách các đầu việc và công ty bạn muốn làm việc. Sau đó, hãy hoàn thiện CV nhờ vào các công cụ hỗ trên các trang tìm việc trực tuyến. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn quan tâm công việc và công ty của họ nhưng đừng thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Đừng nghĩ chỉ tốt nghiệp THPT thì không cần xây dựng thương hiệu cá nhân. Bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng cách: gửi các ý kiến chuyên môn của bản thân trên các diễn đàn, group facebook, viết blog, viết bài làm cộng tác viên, tình nguyện tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, hoặc tham gia nhóm mở của các bạn đã tốt nghiệp THPT muốn tìm việc,…
Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn có phương pháp bán hàng độc đáo, hãy tiếp thị nó trên các diễn đàn mua bán, kinh doanh, các group bán hàng,…

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ có mạng lưới quan hệ xã hội rộng hơn. Bạn sẽ kết nối được với những người, tổ chức và công ty trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn bằng cách hạn chế nói về kinh doanh, thay vào đó hãy nói về quan niệm sống, ý tưởng, sở thích,…
Ví dụ: Bạn có thể tham gia hay đứng ra tổ chức các cuộc offline nhỏ và mời mọi người tham gia.

Học thêm cái mới

Bạn chỉ mới tốt nghiệp THPT thôi nên học thêm một điều mới sẽ hữu ích cho bạn về sau. Hãy mạnh dạn đăng ký những khóa học nghiệp vụ, kỹ năng liên quan đến ngành nghề bạn quan tâm. Hoặc tham gia bất cứ hội nghị, hội thảo nào mà bạn yêu thích để tìm cơ hội. Việc lấy thêm nhiều giấy chứng nhận chuyên môn cũng là một mẹo tìm việc hay đấy.

Tận dụng Internet

Tạo CV trực tuyến, tạo blog đẹp, chuyên nghiệp giờ đây không còn khó khăn nữa vì đã có Internet. Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông với lượng truy cập lớn như Facebook, LinkedIn, Twitter, Google Hangouts sẽ là công cụ để bạn trưng bày kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Nếu biết làm video, bạn cũng có thể tạo vài video liên quan đến sở thích của bạn lên Youtube. Ngoài ra, hãy tập sử dụng email một cách chuyên nghiệp ngay từ bây giờ.

Tập trả lời phỏng vấn thử

Nếu quen biết những người đã đi làm và có kinh nghiệm phỏng vấn, hãy hỏi họ những thông tin cần thiết để có một cuộc phỏng vấn thành công. Một học sinh mới tốt nghiệp THPT như bạn có thể tập trả lời phỏng vấn thử trước gương, trò chuyện với bạn bè (người thân) như thể bạn đang trong cuộc phỏng vấn thật, ghi âm lại cuộc phỏng vấn để nghe và đánh giá.
meo-tim-viec-cho-nguoi-chi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-hinh-anh-2
Hãy tập trả lời phỏng vấn thử với bạn bè, người thân

Mạnh dạn thể hiện

Nếu may mắn được mời phỏng vấn, hãy mạnh dạn thể hiện mình là một tài sản, lợi ích lớn cho tổ chức với những kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ sẵn sàng học hỏi. Có thể đề cập đến những khó khăn bạn đã vượt qua trong quá khứ và đạt được kết quả như thế nào. Từ đó thử đưa ra giải pháp với nhà tuyển dụng.

Sống tốt, sống khỏe

Việc này là vô cùng quan trọng với những bạn vừa mới tốt nghiệp THPT. Việc sống tốt và sống thật khỏe mạnh đem đến cho bạn nhiều cơ hội làm việc hơn, tạo dựng nhiều mối quan hệ lành mạnh hơn để có một công việc tốt hơn, một cuộc sống chất lượng hơn. Hãy nhớ, không có sức khỏe thì không làm được gì cả.
Mong rằng những mẹo tìm việc làm trên sẽ giúp ích cho bạn  khi tìm việc làm nhé!

Cách tính lương thử việc để không bị ăn chặn

Em có đi phỏng vấn ở một số nơi và đã được nhận tại một công ty. Chuyện là sau khi phỏng vấn, đến lúc đi làm thì quản lý mới nói với em rằng em có một tháng thử việc không lương. Đây là lần đầu tiên em nghe đến chuyện này, em không biết là điều này có hợp lý không. Mong trang có thể tư vấn giúp em.
Lời đầu tiên, 8idea rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho trang. Theo như thông tin bạn chia sẻ thì bạn đã hoàn thành khoảng thời gian học tập ở trường của mình và bắt đầu bước chân vào xã hội. Vấn đề của em cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ, những bạn đã và đang lần đầu tiên đi làm.
Trong trường hợp của bạn, 8idea có thể khẳng định, công ty trên buộc bạn một tháng thử việc không lương là hoàn toàn sai bạn nhé.

1. Về mức lương

Theo Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012, tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Bên cạnh đó mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
  • Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
cach-tinh-luong-thu-viec-de-khong-bi-an-chan-hinh-anh-1
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó

2. Về thời gian thử việc

Theo Điều 27 Bộ luật Lao động, thời gian thử việc được quy định như sau: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
  1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Do bạn không nói rõ công việc của bạn là gì, nên 8idea chưa thể xác định thời gian thử việc như trên là có hợp lý hay không. Tuy nhiên, xét về mức lương thì công ty bạn đang làm đã thực hiện sai quy định.

3. Mức xử phạt

Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi thử việc quá thời gian quy định; trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
cach-tinh-luong-thu-viec-de-khong-bi-an-chan-hinh-anh-2
Người sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
8idea có lời khuyên bạn nên tìm một công ty khác có chế độ lương phù hợp hơn. Ngay từ đầu, công ty đã không minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ứng viên.
Việc công ty cố ý phớt lờ việc phải thử việc không lương và đợi đến khi bạn đi làm mới thông báo là không được minh bạch và rõ ràng. Tuy trang không biết chế độ lương thưởng sau khi làm việc chính thức ra sao. Nhưng với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp như trên, bạn rất dễ bị lừa gạt và bị công ty ăn chặn.
Hy vọng sau bài viết trên, bạn có thể đưa ra được quyết định đúng đắn cho mình. 8idea chúc bạn đạt được những thành công trong cuộc sống.

Ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới, nên chuẩn bị gì?

Hầu hết chúng ta đều nhớ đến ngày đầu tiên đi làm bởi áp lực phải tạo được sự ấn tượng với đồng nghiệp, với các sếp của bạn – những người sẽ gắn bó với bạn sau này. Nếu ngày đầu là ấn tượng tốt thì những ngày tháng sau này của bạn sẽ rất bình yên, còn nếu không thì có thể sẽ rất “khó thở” cho bạn sau này. Dưới đây là một số lời khuyên 8idea dành cho các bạn, cùng tìm hiểu nhé!

1. Đi làm sớm

Đến trễ trong ngày làm việc đầu tiên thực sự là một việc không nên. Hãy tranh thủ đi sớm, phòng khi bạn lạc được hay kẹt xe thì vẫn đến công ty đúng giờ. Nên đến sớm ít nhất 10 phút, để bạn có thêm thời gian làm quen với đồng nghiệp và môi trường làm việc.

2. Chủ động chào hỏi, giới thiệu bản thân

Nụ cười hay cái bắt tay khi gặp mọi người sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với tất cả mọi người. Chủ động giới thiệu bản thân và đồng thời nên thể hiện rằng bạn rất hạnh phúc và háo hức với công việc này. Như thế đồng nghiệp sẽ trở nên hào hứng và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn có thắc mắc, khó khăn trong công việc. Nếu bạn thể hiện rằng mình rất thân thiện và dễ tiếp cận, bạn sẽ có một bước khởi đầu thuận lợi.
ngay-dau-tien-di-lam-o-cong-ty-moi-nen-chuan-bi-gi-hinh-anh-1
Chủ động chào hỏi với tất cả mọi người

3. Luôn vui vẻ, thoải mái

Sự vui tươi, thoải mái của bạn trong ngày đầu tiên đi làm sẽ khiến mọi người dễ bắt chuyện hỏi han hơn. Đừng “ra mắt” mọi người với một vẻ mệt mỏi, uể oải vì nó rất dễ để lại thành kiến trong lòng sếp và đồng nghiệp mới.

4. Lắng nghe thay vì chia sẻ

Điều tốt nhất bạn nên làm trong ngày đầu đó là “lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe”. Vì đây không phải là lúc thích hợp để bày tỏ hay thể bản thân. Hãy tập trung lắng nghe, quan sát để tìm hiểu những mục tiêu mà sếp và những nhân viên khác đang theo đuổi. Đó cũng chính là cơ hội để bạn nắm bắt được tìm hiểu được những kì vọng của sếp vào vị trí bạn đảm nhận và bạn cần phải làm gì để làm hài lòng sếp. Đừng quên ghi chép thật cẩn thận và đầy đủ nhé!
Bạn cũng nên nhớ đừng chia sẻ quá nhiều với đồng nghiệp. Dù họ có vui vẻ, thân thiện đến đâu thì họ vẫn chưa muốn phải biết nhiều về bạn. Đừng mãi huyên thuyên trong ngày đầu tiên, mọi người sẽ sợ bạn đấy!
ngay-dau-tien-di-lam-o-cong-ty-moi-nen-chuan-bi-gi-hinh-anh-2
Đừng chia sẻ quá nhiều với đồng nghiệp

5. Ăn trưa với đồng nghiệp

Ngày đầu tiên đi làm, có thể sẽ có một vài đồng nghiệp mời bạn đi ăn trưa vì họ hiểu cảm giác của người mới vừa cô đơn vừa không biết rõ địa điểm nơi này. Lúc đó, bạn hãy cứ nhận lời đi cùng họ, đừng nên từ chối. Vì bữa ăn chính là cơ hội để bạn rút ngắn khoảng cách với nhiều đồng nghiệp. Không chỉ vậy, qua bữa ăn bạn còn có thể biết được những điều hay ho về công ty như những quy định bất thành văn của công ty, hay tính cách của sếp,…Hãy để dành bữa ăn bạn chuẩn bị sẵn ở nhà cho hôm sau.
Trên đây là 5 lời khuyên 8idea dành cho bạn. Hãy luôn thoải mái và hòa đồng để có thể hòa nhập nhanh với công việc mới bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Xử sự sao cho hợp tình hợp lý khi chuyển việc?

Xử sự hợp tình hợp lý khi chuyển việc là việc nên làm. Khi chuẩn bị rời công ty, bạn nên sắp xếp cũng như tiến hành công việc một cách chuyên nghiệp và gọn gàng theo các bước dưới đây:

1. Không làm việc riêng trong thời gian còn ở công ty

Trước khi chuyển việc thì bạn vẫn còn là nhân viên của công ty. Vì thế làm việc riêng trong thời gian còn đi làm là không nên. Hãy cố gắng làm việc như thể đó là ngày đầu tiên bạn vào làm. Chăm chỉ hơn, cố gắng hơn, hòa đồng hơn với mọi người sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp. Đây là một thái độ chuyên nghiệp mà nhất định bạn phải có.
xu-su-sao-cho-hop-tinh-hop-ly-khi-chuyen-viec-hinh-anh-1
Hãy cố gắng làm việc như thể đó là ngày đầu tiên bạn vào làm

2. Xem lại hợp đồng lao động

Hãy kiểm tra lại hợp đồng lao động bạn đã ký kết. Có những nghĩa vụ ràng buộc nào vẫn còn tồn tại ngay sau khi hợp đồng đã chấm dứt không? Ví dụ như những điều khoản cạnh tranh, bảo mật thông tin, không được làm việc cho công ty đối thủ,…
Việc này sẽ giúp bạn tránh những kiện cáo rắc rối. Ngoài ra, cần xem xét xem công việc mới/công ty mới có khiến cho bạn vi phạm các điều khoản đã ký kết với công ty cũ không.

3. Thông báo nghỉ việc

Khi chuyển việc, hãy chú ý thông báo nghỉ việc cho phía chủ lao động. Thông báo có thể bằng văn bản và báo trước một số ngày nhất định. Bạn cũng sẽ biết mình cần phải làm gì để thông báo xin nghỉ của mình mang tính chính thức. Việc này sẽ giúp công ty của bạn chủ động hơn trong việc tuyển nhân viên mới khi bạn chuyển việc.

4. Làm việc với bộ phận nhân sự

Làm việc với bộ phận nhân sự về những thủ tục cần hoàn thành trước khi chuyển việc. Cần đảm bảo những nghĩa vụ về bảo hiểm, thuế được thực hiện đầy đủ.

5. Bàn giao công việc

Trước khi rời công ty, bạn nên sắp xếp những công việc mà bạn phụ trách, những công việc còn dang dở một cách chuyên nghiệp và tử tế. Nếu có người tiếp quản, thì bạn hãy hỗ trợ họ bằng cách hướng dẫn tận tình.
Bạn có thể lập một biên bản bàn giao, ghi chú lại những công việc mà bạn đang làm, các tài liệu quan trọng và các việc cần lưu ý,…trong trường hợp công ty chưa có người thay thế bạn.
xu-su-sao-cho-hop-tinh-hop-ly-khi-chuyen-viec-hinh-anh-2
Nếu có người tiếp quản, thì bạn hãy hỗ trợ họ bằng cách hướng dẫn tận tình

6. Làm sạch bàn làm việc

Góc làm việc của bạn nên sạch sẽ, gọn gàng trước khi bạn chuyển việc. Hãy thu dọn dần đồ dùng cá nhân, bỏ những vật dụng không cần thiết và gửi trả những tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty.

7. Hãy nói lời cảm ơn

Hãy dành những ngày cuối cùng còn ở công ty để nói lời cảm ơn với những đồng nghiệp, người sếp đã cùng trải qua khó khăn cùng bạn. Có thể nói trực tiếp hoặc gửi thông điệp cảm ơn qua email.
Cuối cùng, dù cho lý do chuyển việc của bạn là gì thì 8idea cũng hy vọng bạn sẽ để lại được ấn tượng tốt cho công ty cũ và thành công rực rỡ với công việc mới nhé.

Những lỗi sơ đẳng khi gửi email và cách khắc phục

Email giờ đây đã trở thành một công cụ giao tiếp phổ biến và gần gũi với mọi người. Biết cách dùng email sẽ giúp bạn tránh được những sai sót trong việc gửi tài liệu, tin nhắn hay thông điệp để công việc thuận lợi hơn.
Trong môi trường công sở, đôi khi vì khối lượng công việc mà chúng ta trở nên thiếu cẩn trọng, gửi những email bị lỗi đi, gây ra những phiền hà cho chính bản thân mình. Vì vậy, bạn cần tránh những lỗi sơ đẳng sau đây:

Cách hành văn, dùng từ chưa đúng

Một tính năng hữu ích của email chính là việc lưu trữ tất cả mọi thông tin của các bên trao đổi. Thế nên khi dùng email, cần chú ý cách hành văn và dùng từ ngữ cho chính xác để tránh gây hiểu lầm, khiến chuyện nhỏ hóa to.
nhung-loi-so-dang-khi-gui-email-va-cach-khac-phuc-hinh-anh-1
Cần chú ý cách hành văn và dùng từ chính xác
Lời khuyên là khi viết email, bạn phải đặt mình vào vị trí của người nhận. Bạn sẽ đánh giá được bức email của chính mình là hoàn thiện chưa, đầy đủ thông tin chưa, có gây hiểu lầm hay không,…Hãy hành văn để chắc chắn rằng đối phương hiểu rõ những gì bạn truyền đạt và đọc lại một lần trước khi nhấn nút “Send” (gửi đi)

Không biết được những hạn chế của email

Để tránh những sai sót trong cách dùng email, bạn cần hiểu rõ email dù có những tiện ích thì cũng có những mặt hạn chế. Cụ thể là 5 hạn chế dưới đây:
  1. Khi bạn nhấn “Send” và người ta nhận được, bạn khó lòng biết được phản ứng cụ thể của người nhận bức email đó.
  2. Trong cách dùng email, gõ những từ ngữ hay những câu văn mà không kèm theo cảm xúc thì dễ gây hiểu nhầm trong vài trường hợp. Lấy ví dụ như câu “Về việc đánh giá tiến độ thì tùy bạn, tôi không có ý kiến”. Trường hợp này người nhận sẽ không biết bạn đang bất mãn, bình thường hay vui vẻ.
  3. Email không phải lúc nào cũng ngay lập tức đến được hòm thư của người nhận. Vì vậy có thể sẽ mất rất lâu mới nhận được phản hồi.
  4. Email đôi khi có virus và trong cách dùng email, bạn phải biết xử lý thư rác.
  5. Khi gửi email cho người lạ lần đầu tiên, nếu bạn không giới thiệu cụ thể hay chào hỏi trân trọng, nhiều khả năng email của bạn sẽ bị “lơ” luôn, thậm chí là có thể bị nhầm tưởng là thư rác.

Lời khuyên

  • Trong cách dùng email, cần viết đầy đủ nhưng ngắn gọn, càng súc tích, càng rõ ràng càng tốt
  • Tiêu đề phải đúng trọng tâm, dễ hiểu và bao quát được nội dung
  • Giải thích ngắn gọn về tài liệu gửi kèm, tuyệt đối đừng ghi “Chi tiết trong file đính kèm”. Tài liệu nào dung lượng lớn thì nên sử dụng Google Drive, One Drive,…để chia sẻ.
  • Cài mã bảo mật cho tài liệu và gửi mật mã đến người nhận trong email khác. Ngoài ra, đừng sử dụng email công ty để phục vụ cho công việc riêng.
  • Những email khẩn, quan trọng thì nên gọi điện hỏi thăm người nhận đã nhận được chưa.
  • Hãy trả lời ngay khi nhận được email hoặc chỉ đơn giản là “Tôi đã nhận được email, sẽ phản hồi lại cho bạn sớm nhất” nếu bạn quá bận.
Hy vọng những thông tin mà 8idea cung cấp sẽ giúp Quỳnh không còn khó khăn trong cách dùng email nữa nhé!