Vì sao nhà tuyển dụng không phản hồi hồ sơ xin việc của bạn?

Bạn thắc mắc vì sao nhà tuyển dụng không phản hồi hồ sơ xin việc của mình? Trong khi bạn đã gửi CV cho rất nhiều công ty doanh nghiệp. Vậy việc này là thế nào? Nó có liên quan gì đến quy trình xét duyệt hồ sơ hay không?
Thông thường khi ứng tuyển một vị trí trên các trang website việc làm, CV của bạn sẽ được chuyển ngay đến hộp thư email của nhà tuyển dụng. Không cần thông qua bất cứ “rào cản” hay bên trung gian kiểm duyệt nào. Bạn không phải là người duy nhất đâu. Đã rất nhiều người từng trải qua cảm giác chờ đợi mòn mỏi. Sau khi gửi hồ sơ xin việc mà không hề nhận được phản hồi nào từ nhà tuyển dụng.
Khi nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng cử viên tiềm năng cho vị trí đó, họ sẽ phản hồi cho bạn ngay. Bằng cách gọi điện thoại trực tiếp hoặc trả lời qua tin nhắn hoặc gửi email cho bạn. Nếu bạn gửi hồ sơ mà vẫn không nhận được phản hồi nào, khả năng lớn nhất là bạn đã không được lựa chọn.
vi-sao-nha-tuyen-dung-khong-phan-hoi-ho-so-xin-viec-cua-ban-hinh-anh-1
Nếu bạn không nhận được phản hồi nào, khả năng lớn nhất là bạn đã không được lựa chọn
Tất nhiên, trong một thế giới lý tưởng, mỗi ứng viên đều sẽ nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Dù là từ chối hay chấp nhận hồ sơ của ứng viên tìm việc. Tuy nhiên thực tế, bộ phận nhân sự và tuyển dụng ở nhiều công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn còn thiếu các công cụ tự động để trả lời cho hàng trăm hồ sơ xin việc họ nhận được.

Phụ thuộc nhiều yếu tố

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nhà tuyển dụng phản hồi hồ sơ của bạn. Ngoài nguyên nhân chính là do kỹ năng hay kinh nghiệm của bạn không phù hợp hoặc chưa đáp ứng đủ.Nguyên nhân phổ biến thứ hai đó chính là hồ sơ xin việc của bạn. Nhiều bạn quá chăm chút cho phần thiết kế hồ sơ mà bỏ qua phần quan trọng nhất là nội dung. Cũng có bạn trình bày nội dung quá chi tiết đến nỗi dư thừa.
Như đã trình bày ở trên, hầu hết các nhân viên tuyển dụng tại Việt Nam thiếu các công cụ tự động hóa để kiểm duyệt và rà soát hồ sơ xin việc của ứng viên. Do đó, những hồ sơ giúp họ nắm được ý chính khi chỉ nhìn lướt qua là những hồ sơ có cơ hội được cân nhắc nhất. Vậy nên trình bày hồ sơ thế nào để dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng? Hãy chú ý đến các phần sau đây:

Chuẩn bị văn bản cho hồ sơ xin việc

Sử dụng định dạng .doc thay vì .docx

Nhiều công ty tại Việt Nam vẫn chưa cập nhật các bản phần mềm nâng cấp. Nếu bạn dùng định dạng mới .docx , nhà tuyển dụng có thể sẽ không đọc được. Và họ sẽ để CV của bạn qua một bên. Điều này vô tình làm mất đi cơ hội của bạn. Để chắc chắn, hãy sử dụng file .doc cho CV của mình.
Không nên dùng file excel để làm CV vì trông hồ sơ của bạn sẽ không chuyên nghiệp. Tốt nhất bạn nên dùng định dạng .doc hoặc .pdf.
vi-sao-nha-tuyen-dung-khong-phan-hoi-ho-so-xin-viec-cua-ban-hinh-anh-2
Nếu bạn dùng định dạng mới .docx nhà tuyển dụng có thể để CV của bạn qua một bên

Đừng dùng những form mẫu CV chung hoặc form mẫu CV của một nhà tuyển dụng nào khác

Những form mẫu CV chung thường là một dạng của sơ yếu lý lịch. Có quá nhiều thông tin mà hầu hết những thông tin này nhà tuyển dụng không cần thiết phải đọc. Khi dùng những form mẫu chung này, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn. Trong thời đại ngày nay, CV theo form mẫu đã lỗi thời và thể hiện sựcthiếu tư duy độc lập của bạn. Hãy tự mình làm một CV riêng. Không nhất thiết phải thiết kế hoành tráng nhưng phải mang dấu ấn cá nhân của bạn.

Nội dung hồ sơ 

Nhấn mạnh đến thành tích của bạn

Nếu chỉ đơn giản liệt kê các công việc bạn đã làm thì hồ sơ của bạn cũng giống như hàng trăm hồ sơ khác. Với từng công việc, bạn hãy nêu bật thành tích của bạn. Làm cho nó nổi bật trong hồ sơ để nhà tuyển dụng có thể thấy ngay.

Dùng từ khóa kỹ năng và công việc mà tuyển dụng đang tìm kiếm

Không nên lan man trong hồ sơ. Hãy tập trung vào các công việc và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Dùng những từ khóa (keyword) đó trong hồ sơ để nhà tuyển dụng có thể tìm thấy nhanh chóng.

Liệt kê các đầu mục công việc bạn đã làm

tại sao nhà tuyển dụng không phản hồi hồ sơ xin việc
Nhiều bạn chỉ đơn giản ghi vị trí và công ty mình đã làm. Nhưng không liệt kê các công việc mình làm trong vị trí đó. Nhà tuyển dụng sẽ không có cái nhìn khái quát về những gì bạn phụ trách. Từ đó không đánh giá được bạn có thích hợp với vị trí mà họ đang tuyển hay không.

Đừng bao giờ dùng hình ảnh “nhí nhảnh”

Nếu không có hình chụp chân dung chuyên nghiệp, hãy dùng những bức hình thể hiện sự nghiêm túc. Đừng bao giờ lấy hình chụp selfie của bạn để đưa vào CV.

Những câu hỏi tình huống nào nhà tuyển dụng hay hỏi nhất?

Biết được những câu hỏi nhà tuyển dụng hay hỏi bạn sẽ trả lời tốt hơn và nâng cao tỷ lệ thành công. Vậy những câu hỏi đó cụ thể là gì, đó là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ.
Để giải quyết câu hỏi tình huống của nhà tuyển dụng không phải là dễ. Cách bạn trả lời câu hỏi sẽ cho biết khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, tính cách của bạn như thế nào. Vì thế, để xử lý thật tốt thì bạn nên tìm hiểu những tính huống mà nhà tuyển dụng hay hỏi nhất để chuẩn bị thật kĩ trước khi đến buổi phỏng vấn. Cùng tham khảo những câu hỏi 8idea gợi ý dưới đây nhé!
Bạn có từng cùng một lúc phải đảm nhiệm nhiều công việc với deadline giống nhau? Khi đó bạn giải quyết như thế nào để hoàn thành tốt cả các công việc?
Mục đích của câu hỏi này đó là nhà tuyển dụng sẽ biết được khả năng quản lý thời gian, giải quyết tình huống của bạn như thế nào. Và cũng thể hiện được bạn có thể chịu được áp lực khi làm việc hay không. Vì tất cả các công việc có thể có lúc như vậy.
Có bao giờ bạn không hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho bạn chưa?
Câu hỏi này chủ yếu để đánh giá xem khả năng ứng xử của ứng viên như thế nào khi gặp tình huống bất lợi cho chính họ, mặt khác cũng để xem sự trung thực của ứng viên. Cho nên bạn nên thành thật và thẳng thắn đưa ra câu trả lời để lấy sự tin tưởng của nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng có thể hỏi nhiều câu hỏi rất khó trả lời
 Bạn sẽ xử lý thế nào nếu khách hàng đang tức giận?
Nếu bạn đang phỏng vấn vị trí bán hàng, chăm sóc khách hàng,…thì khả năng rất cao bạn sẽ được hỏi câu hỏi này. Vì nó sẽ đánh giá kỹ năng về dịch vụ khách hàng của bạn, xem xét kỹ năng giải quyết tình huống bất ngờ của bạn thế nào. Liệu bạn có xử lý nó thật “gọn” và “đẹp” hay không?
Nếu bây giờ tôi là một khách hàng, bằng cách nào đó hãy thuyết phục tôi mua sản phẩm của bạn?
Dựa vào cách bạn thể hiện nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp của bạn. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn có nghiên cứu sản phẩm của công ty trước đó hay chưa và khả năng đặt vấn đề để tiếp cận và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và muốn mua hàng như thế nào.
Có bao giờ bạn bất đồng quan điểm với sếp cũ? Đó là vấn đề gì và bạn đã giải quyết nó như thế nào?
Câu này sẽ đánh giá bạn có tin tưởng vào quan điểm của bạn và cách bạn đàm phán, truyền đạt ý tưởng để cấp trên có thể chấp nhận được hay không.
Nếu có 2 công việc hấp dẫn cùng chào đón bạn thì bạn sẽ lựa chọn như thế nào?
Câu hỏi này để đánh giá mức độ quyết đoán và cách ra quyết định của bạn. Bạn lựa chọn công việc trên những tiêu chí nào và dựa vào những tiêu chí đó nhà tuyển dụng có thế biết được bạn có phù hợp với công ty hay không.

Nếu có 2 công việc cùng chào đón bạn sẽ chọn công việc nào?
Bạn không hài lòng điều gì nhất về công ty cũ?
Câu này để xem môi trường bạn làm việc trước đây như thế nào, dựa vào đó có thể hiểu rõ tính cách của bạn và đánh giá xem bạn có phù hợp với môi trường công ty hay không.
Nếu còn vài ngày nữa là deadline, sếp bỗng thay đổi nhiệm vụ bạn sẽ làm thế nào?
Đánh giá sự nhạy bén, linh hoạt và có khả năng ứng phó khi công việc đột ngột thay đổi hay không. Vì khi làm việc, đây không phải là việc hiếm xảy ra.

Tiền thưởng Tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Đa số các loại tiền trợ cấp như cơm trưa, trang phục, điện thoại… đều không phải chịu thuế. Tuy nhiên, các loại tiền thưởng như tiền thưởng Tết liệu có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không? Nếu có thì cách tính như thế nào?

1. Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Câu trả lời là Có!
Tiền thưởng Tết cho người lao động, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Tiền thưởng tết về nguyên tắc là không mang tính bắt buộc. Việc thưởng bao nhiêu, thưởng như thế nào, điều kiện được thưởng…. do doanh nghiệp quyết định và công khai tại nơi làm việc.
Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012: “Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp…
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
e) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
f) Tiền thưởng…”.
Tiền thưởng Tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Việc phải nộp thuế trên số tiền thưởng tết được nhận là phù hợp với quy định của pháp luật 
Như vậy, việc phải nộp thuế trên số tiền thưởng tết được nhận là phù hợp với quy định của pháp luật vì đây là phát sinh thu nhập cho người lao động. Về nguyên tắc khi phát sinh thu nhập, cá nhân sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với nhà nước (trừ một số trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật).
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành, thưởng tết không phải là trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân (nếu mức thưởng tết đủ điều kiện để đóng thuế thu nhập cá nhân).

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa theo tiền thưởng Tết

Tiền thưởng Tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Theo luật, cách tính thuế với thưởng Tết này được dựa trên biểu luỹ tiến từng phần
Như vậy, nếu tổng tiền lương và tiền thưởng của bạn trong tháng cuối năm vượt quá 9 triệu đồng/tháng (trong trường hợp không có người phụ thuộc) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo luật, cách tính thuế với thưởng Tết này được dựa trên biểu luỹ tiến từng phần, tức là mỗi bậc thu nhập có một thuế suất tương ứng, cụ thể như sau:
BậcThu nhập tính thuế/thángThuế suất (%)
1Đến 55%
2Trên 5 đến 1010%
3Trên 10 đến 1815%
4Trên 18 đến 3220%
5Trên 32 đến 5225%
6Trên 52 đến 8030%
7Trên 8035%
Đơn vị tính: triệu đồng
Ví dụ bạn được thưởng Tết 10 triệu đồng, số thuế phải nộp là:
5 * 5% + (10-5) * 10% = 0,25 + 0,5 = 0,75 (triệu đồng)
Để đơn giản, bạn có thể tham khảo cách tính rút gọn thuế thu nhập phải nộp trên số tiền thưởng Tết như sau (A là số tiền thưởng trước thuế):
BậcThưởng Tết (triệu)Số thuế phải nộp
1Đến 55% * A
2Trên 5 đến 1010% * A – 0,25
3Trên 10 đến 1815% * A – 0,75
4Trên 18 đến 3220% * A – 1,65
5Trên 32 đến 5225% * A – 3,25
6Trên 52 đến 8030% * A – 5,85
7Trên 8035% * A – 9,85
Đơn vị tính: triệu đồng
Như vậy, với số tiền thưởng Tết lần lượt từ 10 đến 500 triệu đồng, số thuế phải nộp sẽ như sau:
Thưởng Tết trước thuếThuế phải nộp
100,75
509,25
10025,15
20060,15
30095,15
500165,15
Đơn vị tính: triệu đồng
Ví dụ: tiền thưởng Tết của bạn trước thuế là 12 triệu thì thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp là 1,05 triệu đồng (tức 1.050.000 đồng)

Cách nhận diện nhà tuyển dụng lừa đảo

Cuối năm là thời điểm rất khó để tìm kiếm một công việc mới. Bởi vậy nên tình trạng các nhà tuyển dụng ma, lừa đảo xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để nhận biết những trường hợp lừa đảo để tránh xa?
Có thể thấy, thị trường lao động ngày một đa dạng với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Việc làm part-time luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn còn đang là sinh viên. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình đó, các công ty “ma” dễ dàng gài bẫy các bạn sinh viên nhẹ dạ, cả tin. Để không trở thành nạn nhân của chúng. Bạn cần lưu ý các điều sau:

1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Có. Sinh viên nên đi làm thêm.
Tuy rằng các công việc part-time sẽ rất khó để đúng ngành nghề mà bạn đang theo học. Hoặc có chăng thì nó vừa tốn thời gian, công sức, ảnh hưởng học tập, lại không hỗ trợ bạn quá nhiều về tài chính. Nhưng chính các công việc này sẽ giúp bạn được va chạm và “đỡ”xa lạ với môi trường “cơm, áo, gạo, tiền”. Bởi vì nơi bạn làm việc, có thể bạn làm part-time thôi. Nhưng những nhân viên khác có thể là người làm chính thức. Họ sẽ cho bạn thấy một môi trường làm việc thực sự là gì.
Các mối quan hệ ở nơi làm thêm của bạn cũng sẽ cho bạn cái nhìn thực tế hơn về việc gây dựng mối quan hệ công sở sau này. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách nhanh nhạy hơn trong quan sát. Biết được giá trị của đồng tiền mình làm ra. Học được cách nhẫn nại, nói lời xin lỗi kể cả không có lỗi. Học cảm ơn người khác một cách chân thành. Những bài học về đối nhân xử thế, về cách sống, về tầm nhìn… mà bạn sẽ chẳng bao giờ học được ở trong trường lớp.
Nói tóm lại, công việc part-time không cho bạn nhiều lợi ích nhưng nó sẽ cho bạn những người thầy. Nó sẽ dạy bạn việc không bỡ ngỡ khi phải bắt đầu công việc chính thức sau này. Và đừng nghĩ rằng đi làm thêm có nghĩa là đang đi làm, hãy nghĩ rằng bạn đang đi học!
lam-sao-de-nhan-biet-cong-viec-nao-la-lua-dao-hinh-anh-1
Đừng nghĩ rằng đi làm thêm có nghĩa là đang đi làm, hãy nghĩ rằng bạn đang đi học!

2. Nhận dạng các công ty ma để không trở thành nạn nhân

  • Việc nhẹ, lương cao

Mỗi công việc đều trả lương theo đúng công sức mà bạn bỏ ra. Các nhà tuyển dụng thật sự sẽ không dại gì cho bạn một công việc nhàn nhã để nhận mức thu nhập hấp dẫn cả. Và nếu như có loại công việc đó thật thì nó sẽ trở thành công việc “của gia đình”, họ sẽ nhanh chóng đưa con em mình, người quen biết vào vị trí đó điều này có nghĩa sẽ không đến lượt bạn đâu.
  • Mô tả công việc chung chung, không đòi hỏi hay yêu cầu gì từ bạn

Không mô tả công việc chi tiết, không đòi hỏi bằng cấp, kinh nghiệm cũng là một dấu hiệu đáng ngờ của một công việc “lừa đảo”. Các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển những người làm ra của cải vật chất cho mình mà lại không có một chút kinh nghiệm hay chuyên môn nào.
Làm sao họ đủ tin tưởng để mà đầu tư vào nguồn nhân lực như vậy chứ. Thường thấy các công việc đúng nghĩa dù không đòi hỏi người có kinh nghiệm. Họ vẫn thường ghi yêu cầu từ một năm kinh nghiệm trở lên. Điều này giúp họ sàng lọc bớt thư ứng tuyển từ số lượng lao động đang ngày một gia tăng của xã hội.
  • Đóng các loại phí khó hiểu

Nếu cách để họ bắt đầu công việc mới cho bạn là bắt bạn đóng một loại phí khó hiểu nào đó như phí thế chân, phí đảm bảo, phí để được đào tạo phương pháp bán hàng… thì hãy tin rằng bạn đang bị “dắt mũi” đấy. Đừng ngây thơ tin để rồi tiền mất tật mang.

3. Chuẩn bị tâm lý cho người đi làm thêm

Sau khi đã nhận dạng được công ty ma. Thì bước tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho những công việc đầu đời của bạn.
  • Hãy tìm kiếm công việc “phù hợp”

Đầu tiên, đừng quá áp lực quá với việc nhất định sẽ phải kiếm được việc hay tiền lương là điều tối ưu cho sự lựa chọn của bạn. Hãy nhớ rằng, như đã nhắc ở trên, bạn đi làm thêm phần lớn là để HỌC. Vì vậy hãy cho phép mình ứng tuyển vào các công ty, các công việc phù hợp với sở thích của bạn, một công việc mà bạn thật sự mong muốn. Áp lực là điều không tránh khỏi trong bất cứ công việc nào. Nhưng hãy để bước lựa chọn nó được dễ dàng.
lam-sao-de-nhan-biet-cong-viec-nao-la-lua-dao-hinh-anh-2
Cho phép mình ứng tuyển vào các công ty phù hợp với sở thích của bạn
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đáp ứng được công việc đó

Hãy xác định khả năng của bạn có đáp ứng được công việc hay không. Nhìn nhận vào thực tế khách quan thay vì dùng ý muốn chủ quan của bạn. Đơn cử như nếu bạn có một giọng nói không hay, thì một công việc trả lời điện thoại khách hàng sẽ không phải là lựa chọn mà bạn nên làm. Việc xác định được khả năng của mình đến đâu cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
Ngoài ra bạn cũng cần đảm báo một số các yếu tố khác. Ví dụ như vấn đề thời gian, phương tiện đi lại… Hãy chắc chắn rằng bạn đảm báo được các vấn đề đó cho công việc của mình trước khi cân nhắc nộp đơn.
  • Xác định rằng bạn đi làm thêm không chỉ để cho vui
Suy nghĩ của bạn về công việc mình đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của bạn. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Hãy nghiêm túc và xem nó như một nhiệm vụ rất quan trọng. Hãy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.
  • Tôn trọng công việc

Để nhận được sự tôn trọng của người khác, bạn cần phải tôn trọng họ trước. Trong công việc cũng vậy. Bạn cần phải tôn trọng công việc của mình. Đảm bảo đúng deadline, hay kiên trì với công việc là những điều tối thiểu bạn cần làm. Đừng vì tính chất công việc không như sở thích của bạn mà chán và từ bỏ. Công việc nào cũng có những khó khăn. Môi trường nào cũng cần thời gian để thích ứng. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể gắn bó ở đó ít nhất là 2 tháng với sự cố gắng hết sức của mình. Nếu vẫn không thấy phù hợp, hãy tìm công việc khác.
  • Tìm công việc phù hợp

Nếu như đã làm công việc đó bằng tất cả sự nỗ lực, ít nhất trong 2 tháng như đã đề cập, mà bạn cảm thấy nó thật sự không dành cho mình. Thì hãy tìm một công việc khác. Đừng ngại thay đổi. Việc tìm ra nơi thuộc về mình sẽ cho bạn những bài học đa dạng hơn trong cách nhìn nhận đấy!
  • Tìm hiểu môi trường làm việc và nhà tuyển dụng của bạn

Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi nộp đơn. Tìm hiểu về nhà tuyển dụng cũng như môi trường làm việc sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập hơn với việc “đi làm”.
  • Gửi gắm niềm tin đúng nơi

Chọn đúng kênh thông tin uy tín để tìm việc làm thêm. Không nên vào những page, group linh tinh trên facebook để tìm việc làm. 
Hy vọng những góp ý trên sẽ giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Chúc bạn thành công!

Những điều cần làm trong năm cuối đại học để ra trường không thất nghiệp

Bạn đang trên ghế nhà trường và bạn đang lên kế hoạch trong năm cuối đại học này. Bạn có một vài môn học chưa hoàn thành và chưa đủ các điều kiện để ra trường, nhưng quan trọng hơn hết một câu hỏi luôn đặt lên hàng đầu, làm thế nào để tìm được công việc sau khi kết thúc khóa học.
Hầu hết các bạn đều hoang mang và không biết làm gì để ra trường không thất nhiệp. Vậy trong bài viết này 8idea  sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bạn để có thể chuẩn bị tốt nhất cho tương lai nhé.

1. Tham gia sinh hoạt phòng công tác sinh viên

Một phần học phí của bạn dùng để tài trợ cho phòng công tác sinh viên, vậy tại sao không tận dụng điều đó để tham gia và tìm hiểu xem các công việc thời vụ hoặc hỗ trợ sinh viên thực tập tại công ty. Đó là một cách rất bổ ích để bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc cũng như hỗ trợ cho bài luận văn tốt nghiệp ra trường của bạn.

2. Giữ cho trang xã hội của bạn luôn sạch

nhung-dieu-can-lam-o-nam-cuoi-de-ra-truong-khong-that-nghiep-hinh-anh-1
Nên hạn chế đăng những vấn đề nhạy cảm, giữ cho mình một hình ảnh sạch trên Facebook
Nếu như bạn là một người yêu công nghệ có thể bạn sẽ biết rằng thông qua các thông tin cá nhân của bạn người khác có thể tìm được bạn trên các trang cá nhân xã hội một cách dễ dàng. Vì vậy hãy luôn biết rằng, “ tốt khoe, xấu che” những bài viết mang tính tiêu cực hoặc riêng tư cá nhân hãy luôn để ở chế độ riêng tư. Phương tiện truyền thông thường là công cụ mà nhà tuyển dụng muốn hiểu thêm về bạn, vì vậy hãy chắc rằng các bài đăng công khai và bạn bè của bạn đều là những thứ bạn muốn đại diện cho mình.

3. Tạo một trang web cá nhân hoặc blog

Đây là việc mà các bạn học liên quan đến truyền thông xã hội nên làm. Bởi vì ngày nay, các công ty đang rất hoan nghênh những nhân tài . Vậy tại sao bạn không thử nghiêm túc làm nên một trang web hay blog của riêng mình, có thể liên quan đến sở thích cá nhân yêu thích như : ăn uống, làm đẹp, review, công nghệ…v.v.  Một nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ nhìn ra được năng lực của bạn và họ sẽ muốn giữ bạn lại bằng mọi cách.

4. Học một kỹ năng mới

Trang bị kỹ năng mới không bao giờ là đủ. Biết càng nhiều kiến thức càng tốt. Đó là một chìa khóa để giúp bạn có thể mở ra được rất nhiều cách cửa nghề nghiệp tiềm năng, đem lại nhiều cơ hội hấp dẫn. Hãy luôn chú ý đến các khóa học kỹ năng trong trường đề nghị cho bạn, nếu biết nắm bắt chọn lọc, bạn sẽ có thể học được những môn học có thể giúp bạn tìm được một công việc tuyệt vời sau này.
nhung-dieu-can-lam-trong-nam-cuoi-dai-hoc-de-mo-duong-cho-su-nghiep-thanh-cong hinh-anh2
Học thêm kiến thức mới luôn cần thiết

5. Tham gia nhóm hoặc cộng đồng sinh viên

Việc giao lưu kết nối bạn bè luôn là một điều tuyệt vời để giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ hỗ trợ cho công việc của bạn sau này. Tham gia các cộng đồng mạng giúp bạn học hỏi thêm rất nhiều điều thú vị. Ngoài giao lưu học hỏi kinh nghiệm, bạn còn có thể làm quen thêm nhiều mối quan hệ giúp bạn bè, đó cũng là bước đà cho bạn dễ dàng tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Tóm lại, bên cạnh việc trao dồi kiến thức chuyên môn, việc tìm thêm kinh nghiệm cũng như rèn luyện kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết. Giữa một sinh viên mới ra trường không biết gì và một bạn thiếu kinh nghiệm nhưng có kỹ năng mềm tốt, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ chọn được ngay bạn có kỹ năng mềm.
Với những lời khuyên trên đây, 8idea hy vọng đã giúp bạn tìm được ý tưởng cho sự phát triển bản thân và dễ dàng tìm được công việc hơn sau khi ra trường nhé.

Nhà tuyển dụng khai thác gì từ mạng xã hội của bạn?

Tham gia mạng xã hội là phương thức hiệu quả để xây dựng thương hiệu cá nhân. Chắc chắn chúng ta đều biết nhà tuyển dụng kết nối hoặc theo dõi mình qua mạng xã hội nhằm mục đích tìm hiểu ứng viên. Nhưng bạn có biết họ xem gì, đọc gì trên “nhà riêng” của mình, những thông tin đó có ý nghĩa gì với họ?
nha-tuyen-dung-khai-thac-gi-tu-mang-xa-hoi-cua-ban-hinh-anh-1
Tham gia mạng xã hội là phương thức hiệu quả để xây dựng thương hiệu cá nhân

Mọi thông tin đều được giải mã

Nhà tuyển dụng thường dùng mạng xã hội để tham khảo trước khi quyết định có phỏng vấn ứng viên hay không. Các chuyên viên nhân sự sẽ dùng mạng xã hội để tham khảo thêm thông tin mà trong CV (sơ yếu lý lịch) ứng viên chưa thể hiện hết, hoặc muốn che giấu.
Khi tiếp cận mạng xã hội, những gì ứng viên thể hiện đều được nhà tuyển dụng ghi nhận. Bà Bùi Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng cấp cao phụ trách nhân sự – Công ty TNHH Panasonic VN, lấy ví dụ: “Ở các trang mạng xã hội nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ xem các vị trí ứng viên đã và đang đảm nhiệm để đánh giá kinh nghiệm chuyên môn; công ty cũ và hiện tại để xem ngành nghề nơi ứng viên tham gia có tương thích hoặc là đối thủ của mình; thời gian gắn bó với từng công ty để biết khả năng gắn kết của ứng viên với nơi làm việc. Đặc biệt, các thành tích sẽ là điểm nhấn giúp nhà tuyển dụng phân loại ứng viên sáng giá hơn so với những người còn lại”.
Nếu trang mạng nghề nghiệp nói rõ về kinh nghiệm, chuyên môn thì các trang mạng xã hội còn lại như Facebook, Twitter… lại là nơi thể hiện tính cách ứng viên rõ nét. Bà Nguyễn Tâm Trang, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự Công ty Unilever VN, khuyên: “Tính cách của bạn liên quan chặt chẽ đến tác phong làm việc, vì vậy các nhà tuyển dụng có thể lưu ý những gì bạn thể hiện trên mạng xã hội. Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp ngoài việc phỏng vấn trực tiếp, thông thường sẽ chỉ tiếp cận mạng xã hội để tìm hiểu ứng viên tiềm năng sau khi xem xét kĩ việc tôn trọng tự do cá nhân. Họ sẽ không vội vàng kết luận chỉ vì bạn đã đăng một status, một bức ảnh làm xấu đi hình ảnh của mình mà sẽ đánh giá một cách toàn diện qua những lời bình luận của bạn về những điều tốt, điều xấu. Những khi bạn lạc quan hay chán nản. Qua những kiến thức bạn thể hiện, những gì người khác nhận xét về bạn và đặc biệt quan trọng là bạn bè của bạn. Bà Trang còn nói, cách chọn ảnh đại diện, giới thiệu bản thân, bình luận, phát biểu, những hội nhóm bạn tham gia… Tất cả đều phản ánh được sự năng động, tính thẩm mỹ, tính cách của bạn. Những điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng hiểu sâu và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc mà họ đang cần tuyển dụng.

Hữu xạ không tự nhiên hương

Trong khi có rất nhiều ứng viên tích cực chăm chút trang mạng xã hội làm “thay lời muốn nói” của mình với nhà tuyển dụng, cũng có không ít người cho rằng mình không cần thể hiện. Điều này xuất phát từ suy nghĩ mình giỏi ắt sẽ có người biết đến mình, Bà Uyển Nhi cho rằng các ứng viên cần chủ động nắm bắt và cập nhật những kênh tuyển dụng chiến lược, nếu không, vô hình chung họ sẽ tự hạn chế cơ hội thể hiện tài năng và sự cầu tiến của chính mình và từ đó đẩy họ ra xa với những cơ hội nghề nghiệp xứng tầm. “Người giỏi là biết thể hiện bản thân cho chừng mực và đúng chỗ. Bởi kể chuyện mình như thế nào cũng là một tài năng”, bà Nhi nói.
Một chuyên gia về tuyển dụng lao động cho biết sở dĩ có nhiều ứng viên còn hạn chế cập nhật hồ sơ, chia sẻ thông tin công việc, cá nhân vì họ e ngại sếp hiện tại. Bên cạnh đó còn có một bộ phận chưa hiểu được giá trị của mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân, chưa biết cách quảng bá bản thân, dẫn đến thông tin sơ sài không đủ hấp dẫn để được “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
nha-tuyen-dung-khai-thac-gi-tu-mang-xa-hoi-cua-ban-hinh-anh-2
Nhà tuyển dụng thường dùng mạng xã hội để tham khảo trước khi quyết định có phỏng vấn ứng viên hay không
Ngược lại với những người thụ động, cũng có nhiều ứng viên tích cực quá mức cần thiết trong việc đánh bóng bản thân. Nhận định về nhóm này, bà Tâm Trang bày tỏ: “Nhiều bạn thích thể hiện bản thân với lượng thông tin phong phú bằng những lời hay ý đẹp, nhưng thực tế sau các buổi gặp mặt với nhà tuyển dụng họ đều không gây được ấn tượng về năng lực. Tính cách cũng không hoàn toàn đúng với những gì đã thể hiện trên mạng xã hội. Tôi nghĩ rằng, với hồ sơ mềm hấp dẫn, ứng viên có thể lọt qua được vòng loại. Nhưng vào sâu những vòng trong, đối diện với những chuyên viên nhân sự nhạy bén, hay giám đốc chuyên môn tinh tường họ sẽ sớm bị loại nếu kĩ năng, kinh nghiệm không đủ đáp ứng công việc”.

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân đơn giản nhất cho người tìm việc

Tôi có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 100 triệu đồng và có 2 cháu dưới 18 tuổi. Trong tháng tôi đều không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Vậy xin hỏi với trường hợp của tôi thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính toán như thế nào?

Với phần lớn người lao động hiện nay, cách tính toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào cho chính xác luôn là một câu hỏi hóc búa. Rất nhiều nhân sự hiện tại vẫn băn khoăn rằng có bao nhiêu yếu tố cần đưa vào để tính toán, các tính toán trên dựa vào phương pháp nào, quy định nào của Nhà nước? Đó là chưa kể có rất nhiều cách để “lách” khoản thuế này tại các công ty khác nhau, và ở mỗi nơi, có vẻ cách tính lại mỗi khác. Tựu chung lại, cách tính khoản thuế này thực sự không quá phức tạp, chỉ với một bản hợp đồng làm việc và vài phép tính cơ bản là bạn đã có thể xác định con số chính xác cho trường hợp của mình.
Theo các quy tắc thông thường, lương chúng ta dùng để tính thuế sẽ dựa vào thu nhập tính thuế (hay còn gọi là lương Gross). Dưới đây là công thức mà các bạn có thể dùng để quy đổi từ lương thực nhận (Net) ra thu nhập tính thuế (Gross).
huong-dan-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-don-gian-nhat-cho-nguoi-tim-viec-hinh-anh-1
Ví dụ: Lương thực nhận bạn là 60.000.000 VNĐ thì thu nhập tính thuế của bạn sẽ là (4.7500.000 – 5.850.000)/0,7 = 77.357.142 VNĐ
Sau khi chúng ta đã có thu nhập tính thuế, chúng ta sẽ tiến hành phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần như bên dưới:
huong-dan-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-don-gian-nhat-cho-nguoi-tim-viec-hinh-anh-2

Đối với cá nhân có ký HĐLĐ trên 3 tháng:

Ví dụ trường hợp của bạn, chuyên trang xin tạm tính thuế thu nhập cá nhân theo các quy chuẩn sau:
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của bạn được tính như sau:
Bạn được giảm trừ các khoản sau:
  • Cho bản thân là 9 triệu đồng
  • Cho 2 người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng x 2 người = 7,2 triệu đồng
  • BHXH(8%),Y tế (1.5%): 01/07/2017 mức trần BHXH, BHYT tăng lên 26 triệu đồng) :26 triệu đồng x (8% + 1.5%) = 2,470 triệu đồng
  • BHTN (1%): (01/01/2017 tăng mức trần BHYT lên 75 triệu, đối với vùng 1): 75 triệu x 1% = 0,750 triệu đồng
Lưu ý: áp dụng với Vùng 1
Đối với trường hợp tiền lương trong tháng thấp hơn 26 triệu đồng thì tính: tổng tiền lương x (8% + 1.5% +1%)
Đối với trường hợp tiền lương trong tháng cao hơn 26 triệu đồng và dưới 75 triệu đồng thì tính: BHXH và BHYT= 26 triệu x (8%+1.5%); BHTN= tổng tiền lương x 1%.
Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 2,470 triệu đồng + 0,750 triệu đồng = 19,420 triệu đồng.
Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế lũy tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 100 triệu đồng – 19,420 triệu đồng = 80,580 triệu đồng
Số thuế phải nộp được tính 80,580 triệu đồng được tính như sau:
  • Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%: (5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng).
  • Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: ( 10 triệu đồng – 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng.
  • Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%: ( 18 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng.
  • Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: ( 32 triệu đồng – 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng.
  • Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%: ( 52 triệu đồng – 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng.
  • Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: ( 80 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng.
  • Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 80,580 triệu đồng, thuế suất 35%: ( 80,580 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35% = 0,203 triệu đồng.
Tổng số thuế bạn phải tạm nộp trong tháng là: 1+2+3+4+5+6+7 = 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 2,8 triệu đồng + 5 triệu đồng + 8,4 triệu đồng + 0,203 triệu đồng= 18,353 triệu đồng
Sau khi tham khảo các thông tin được cung cấp phía trên, chúng tôi hy vọng những thắc mắc trong việc tính thuế thu nhập cá nhân của bạn đã được giải đáp. Hãy cùng đón đọc những thông tin hữu ích khác chúng tôi sẽ gửi tới các bạn trong thời gian tới.

Cách chữa cháy những sai lầm khi đi phỏng vấn mà bạn cần biết

Ấn tượng ban đầu đóng vai trò rất quan trọng để quyết định sự thành bại của cuộc phỏng vấn. Cho dù bạn có chuẩn bị đầu tư cho lý lịch của mình hoàn hảo cách mấy nhưng hành động sai lầm trong phút chốc có thể biến tất cả trở nên vô nghĩa. Vô số điều có thể sai trong cuộc phỏng vấn việc làm, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn bao nhiêu. Nhiều ứng viên đánh mất cơ hội việc làm vì không biết cách xử lý sai lầm mà họ vô tình mắc phải. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết bốn lỗi thường gặp này bằng các gợi ý của chúng tôi.

Thật ra mắc sai lầm khi trả lời phỏng vấn hầu hết ai cũng đã từng mắc phải. Vì vậy, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến mấy bạn cũng không thể trả lời hết các câu hỏi một cách hoàn hảo. Trước tiên bạn nên cảm thấy thoải mái sau khi phỏng vấn , nếu như bạn đang có những thiếu sót chưa trả lời đầy đủ thông tin đến nhà tuyển dụng, bạn hãy gửi ngay thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng của mình, trong thư bạn có thể viết lại nội dung mà bạn muốn truyền đạt.
Việc gửi thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn và có nhiều lợi thế để được ứng tuyển. Dưới đây là gợi ý cho từng trường hợp cụ thể:
Bạn đi trễ vào ngày hẹn phỏng vấn
Cần lập ra thời gian, tuyến đường rõ ràng trong ngày đi phỏng vấn để tránh để lại ấn tượng xấu đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cũng không thể tránh được các sự cố bất ngờ không xác định hoặc trường hợp khẩn cấp, bạn nhận ra mình đã trễ giờ. Việc đầu tiên cần làm là gọi cho người phỏng vấn biết. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn ở đó và đưa ra lời bào chữa. Việc này giúp bạn sẽ giúp bạn có cơ hội được tuyển dụng hơn là im lặng và đến muộn.
cach-chua-chay-nhung-sai-lam-khi-di-phong-van-ma-ban-can-biet-hinh-anh-1
Nên chuẩn bị kỹ càng để đến đúng giờ trong ngày phỏng vấn
Nếu bạn “lỡ” gặp vấn đề và không đến kịp giờ phỏng vấn thì cứ bình tĩnh và xin lỗi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Sau khi hoàn tất buổi phỏng vấn, bạn có thể về nhà viết một thư cám ơn, đồng thời nhắc lại việc đi trễ và xin lỗi chân thành.
Điều này chẳng những khiến nhà tuyển dụng xóa bỏ điểm trừ của bạn mà còn có thể cộng thêm điểm vì biết rằng bạn ý thức được tầm quan trọng của sự việc và bạn có tinh thần nhận trách nhiệm cao với những lỗi của mình.
Bạn đang bối rối bởi một câu hỏi
Người tìm việc đa số có tâm lý sẽ chuẩn bị các câu hỏi cơ bản để trả lời cho nhà tuyển dụng. Đột nhiên người phỏng vấn hỏi điều gì đó mà bạn không chuẩn bị và bộ não của bạn bắt đầu quay cuồng khi bạn cố nghĩ đến những gì để nói.
Việc chuẩn bị và thực hành không chỉ giúp bạn tránh được những sai sót mà còn giúp bạn linh động hơn trong các câu trả lời. Đừng trả lời “ tôi không biết “ với nhà tuyển dụng. Bạn phải nhớ rõ và nằm lòng ngày tháng, tên và số liệu liên quan đến lich sử quá khứ, cũng như thành tích của chính mình.
Nếu như bạn không suy nghĩ nhanh chóng và nhà tuyển dụng đã lướt qua câu hỏi khác. Hãy quay về câu hỏi bị bỏ lỡ sau cuối cuộc phỏng vấn.
Bạn quên tắt chuông điện thoại
Đừng bao giờ phạm sai lầm quên tắt chuông điện thoại khi đi phỏng vấn. Bạn và nhà tuyển dụng sẽ khó có thể bắt đầu lại tâm trạng phỏng vấn như lúc bắt đầu nếu như nhạc chuông điện thoại của bạn cứ vang lên trong không gian nghiêm túc như vậy.
Nếu như đó là một cuộc gọi quan trọng hãy đề nghị cho bạn được ra ngoài hoàn thành xong cuộc gọi. Đưa ra lời giải thích rõ ràng, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không lấy vấn đề đó để đánh giá kết quả phỏng vấn của bạn.
Bạn sợ trả lời sai
cach-chua-chay-nhung-sai-lam-khi-di-phong-van-ma-ban-can-biet-hinh-anh-2
Không ai có thể trả lời câu hỏi nào một cách hoàn hảo
Sau khi rời khỏi cuộc phỏng vấn, bạn chợt nhận ra mình đã nói sai một vài vấn đề nào đó, bạn lo lắng về câu trả lời sẽ phá hủy mong ước được vào công ty tuyển dụng hoặc dường như vị trí mà công ty đề nghị bạn vào không phù hợp với khả năng của bạn. Trước tiên hãy tự đánh giá bản thân. Bạn sẽ không trả lời mọi câu hỏi một cách hoàn hảo, nhưng nếu bạn cầu toàn quá nhiều vào câu trả lời của bạn thì việc đó có vẻ quá mức cần thiết.
Nếu như bạn cần làm rõ lại câu trả lời, thông qua thư cảm ơn nhà tuyển dụng bạn sẽ có cơ hội giải thích bất cứ điều gì bạn muốn. Đối với việc phỏng vấn thì có nghĩa là bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn trong ngày làm việc bận rộn của họ.
Vậy nên, đừng suy nghĩ nhiều mà hãy nói lời cảm ơn ngay qua e-mail. Đây có thể là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng trong quá trình ra quyết định và bạn có thể ghi thêm điểm trong mắt của họ.