Cách nhận diện nhà tuyển dụng lừa đảo

Cuối năm là thời điểm rất khó để tìm kiếm một công việc mới. Bởi vậy nên tình trạng các nhà tuyển dụng ma, lừa đảo xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để nhận biết những trường hợp lừa đảo để tránh xa?
Có thể thấy, thị trường lao động ngày một đa dạng với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Việc làm part-time luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn còn đang là sinh viên. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình đó, các công ty “ma” dễ dàng gài bẫy các bạn sinh viên nhẹ dạ, cả tin. Để không trở thành nạn nhân của chúng. Bạn cần lưu ý các điều sau:

1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Có. Sinh viên nên đi làm thêm.
Tuy rằng các công việc part-time sẽ rất khó để đúng ngành nghề mà bạn đang theo học. Hoặc có chăng thì nó vừa tốn thời gian, công sức, ảnh hưởng học tập, lại không hỗ trợ bạn quá nhiều về tài chính. Nhưng chính các công việc này sẽ giúp bạn được va chạm và “đỡ”xa lạ với môi trường “cơm, áo, gạo, tiền”. Bởi vì nơi bạn làm việc, có thể bạn làm part-time thôi. Nhưng những nhân viên khác có thể là người làm chính thức. Họ sẽ cho bạn thấy một môi trường làm việc thực sự là gì.
Các mối quan hệ ở nơi làm thêm của bạn cũng sẽ cho bạn cái nhìn thực tế hơn về việc gây dựng mối quan hệ công sở sau này. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách nhanh nhạy hơn trong quan sát. Biết được giá trị của đồng tiền mình làm ra. Học được cách nhẫn nại, nói lời xin lỗi kể cả không có lỗi. Học cảm ơn người khác một cách chân thành. Những bài học về đối nhân xử thế, về cách sống, về tầm nhìn… mà bạn sẽ chẳng bao giờ học được ở trong trường lớp.
Nói tóm lại, công việc part-time không cho bạn nhiều lợi ích nhưng nó sẽ cho bạn những người thầy. Nó sẽ dạy bạn việc không bỡ ngỡ khi phải bắt đầu công việc chính thức sau này. Và đừng nghĩ rằng đi làm thêm có nghĩa là đang đi làm, hãy nghĩ rằng bạn đang đi học!
lam-sao-de-nhan-biet-cong-viec-nao-la-lua-dao-hinh-anh-1
Đừng nghĩ rằng đi làm thêm có nghĩa là đang đi làm, hãy nghĩ rằng bạn đang đi học!

2. Nhận dạng các công ty ma để không trở thành nạn nhân

  • Việc nhẹ, lương cao

Mỗi công việc đều trả lương theo đúng công sức mà bạn bỏ ra. Các nhà tuyển dụng thật sự sẽ không dại gì cho bạn một công việc nhàn nhã để nhận mức thu nhập hấp dẫn cả. Và nếu như có loại công việc đó thật thì nó sẽ trở thành công việc “của gia đình”, họ sẽ nhanh chóng đưa con em mình, người quen biết vào vị trí đó điều này có nghĩa sẽ không đến lượt bạn đâu.
  • Mô tả công việc chung chung, không đòi hỏi hay yêu cầu gì từ bạn

Không mô tả công việc chi tiết, không đòi hỏi bằng cấp, kinh nghiệm cũng là một dấu hiệu đáng ngờ của một công việc “lừa đảo”. Các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển những người làm ra của cải vật chất cho mình mà lại không có một chút kinh nghiệm hay chuyên môn nào.
Làm sao họ đủ tin tưởng để mà đầu tư vào nguồn nhân lực như vậy chứ. Thường thấy các công việc đúng nghĩa dù không đòi hỏi người có kinh nghiệm. Họ vẫn thường ghi yêu cầu từ một năm kinh nghiệm trở lên. Điều này giúp họ sàng lọc bớt thư ứng tuyển từ số lượng lao động đang ngày một gia tăng của xã hội.
  • Đóng các loại phí khó hiểu

Nếu cách để họ bắt đầu công việc mới cho bạn là bắt bạn đóng một loại phí khó hiểu nào đó như phí thế chân, phí đảm bảo, phí để được đào tạo phương pháp bán hàng… thì hãy tin rằng bạn đang bị “dắt mũi” đấy. Đừng ngây thơ tin để rồi tiền mất tật mang.

3. Chuẩn bị tâm lý cho người đi làm thêm

Sau khi đã nhận dạng được công ty ma. Thì bước tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho những công việc đầu đời của bạn.
  • Hãy tìm kiếm công việc “phù hợp”

Đầu tiên, đừng quá áp lực quá với việc nhất định sẽ phải kiếm được việc hay tiền lương là điều tối ưu cho sự lựa chọn của bạn. Hãy nhớ rằng, như đã nhắc ở trên, bạn đi làm thêm phần lớn là để HỌC. Vì vậy hãy cho phép mình ứng tuyển vào các công ty, các công việc phù hợp với sở thích của bạn, một công việc mà bạn thật sự mong muốn. Áp lực là điều không tránh khỏi trong bất cứ công việc nào. Nhưng hãy để bước lựa chọn nó được dễ dàng.
lam-sao-de-nhan-biet-cong-viec-nao-la-lua-dao-hinh-anh-2
Cho phép mình ứng tuyển vào các công ty phù hợp với sở thích của bạn
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đáp ứng được công việc đó

Hãy xác định khả năng của bạn có đáp ứng được công việc hay không. Nhìn nhận vào thực tế khách quan thay vì dùng ý muốn chủ quan của bạn. Đơn cử như nếu bạn có một giọng nói không hay, thì một công việc trả lời điện thoại khách hàng sẽ không phải là lựa chọn mà bạn nên làm. Việc xác định được khả năng của mình đến đâu cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
Ngoài ra bạn cũng cần đảm báo một số các yếu tố khác. Ví dụ như vấn đề thời gian, phương tiện đi lại… Hãy chắc chắn rằng bạn đảm báo được các vấn đề đó cho công việc của mình trước khi cân nhắc nộp đơn.
  • Xác định rằng bạn đi làm thêm không chỉ để cho vui
Suy nghĩ của bạn về công việc mình đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của bạn. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Hãy nghiêm túc và xem nó như một nhiệm vụ rất quan trọng. Hãy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.
  • Tôn trọng công việc

Để nhận được sự tôn trọng của người khác, bạn cần phải tôn trọng họ trước. Trong công việc cũng vậy. Bạn cần phải tôn trọng công việc của mình. Đảm bảo đúng deadline, hay kiên trì với công việc là những điều tối thiểu bạn cần làm. Đừng vì tính chất công việc không như sở thích của bạn mà chán và từ bỏ. Công việc nào cũng có những khó khăn. Môi trường nào cũng cần thời gian để thích ứng. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể gắn bó ở đó ít nhất là 2 tháng với sự cố gắng hết sức của mình. Nếu vẫn không thấy phù hợp, hãy tìm công việc khác.
  • Tìm công việc phù hợp

Nếu như đã làm công việc đó bằng tất cả sự nỗ lực, ít nhất trong 2 tháng như đã đề cập, mà bạn cảm thấy nó thật sự không dành cho mình. Thì hãy tìm một công việc khác. Đừng ngại thay đổi. Việc tìm ra nơi thuộc về mình sẽ cho bạn những bài học đa dạng hơn trong cách nhìn nhận đấy!
  • Tìm hiểu môi trường làm việc và nhà tuyển dụng của bạn

Hãy cân nhắc thật kĩ trước khi nộp đơn. Tìm hiểu về nhà tuyển dụng cũng như môi trường làm việc sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập hơn với việc “đi làm”.
  • Gửi gắm niềm tin đúng nơi

Chọn đúng kênh thông tin uy tín để tìm việc làm thêm. Không nên vào những page, group linh tinh trên facebook để tìm việc làm. 
Hy vọng những góp ý trên sẽ giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Chúc bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét